Nội dung bài viết:
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn,”
Như vậy, đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý, là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người. Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một người nằm trong trình trạng hôn nhân. Sau khi đăng ký kết hôn, sẽ phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ đối với người chồng và người vợ. Như bạn trình bày, bạn và chị Huệ chưa tổ chức lễ cưới, chưa về chung sống với nhau song anh chị đã đăng ký kết hôn, do đó trước pháp luật bạn vẫn là chồng của chị Huệ và là cha của đứa trẻ mà chị Huệ sinh ra.
Bạn đã xác định không lấy chị Huệ làm vợ và chị Huệ cũng đồng ý nên trường hợp này rất đơn giản, bạn và chị Huệ cần làm thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Chỉ khi nào có quyết định thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật hoặc bản án xác định sự việc ly hôn có hiệu lực pháp luật thì bạn mới có thể lấy vợ khác theo đúng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Việc ly hôn của bạn và chị Huệ có thể do hai người thỏa thuận, thuận tình ly hôn hoặc do một bên yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Tuy nhiên trong thời kỳ chị Huệ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì bạn không có quyền yêu cầu xin ly hôn (nhưng chị Huệ vẫn có quyền yêu cầu xin ly hôn). Trường hợp này, bạn và chị Huệ đều đồng ý ly hôn nên chúng tôi tư vấn cho bạn thủ tục ly hôn thuận tình như sau:
Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn thuận tình như sau:
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Như vậy, trước hết để có thể ly hôn thuận tình, bạn và chị Huệ phải thật sự tự nguyện ly hôn; thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con
Lưu ý: Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Lưu ý: Phiên họp này phải có sự tham dự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cung cấp với Toà án thụ lý giải quyết.
Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình: thời gian từ 2 đến 3 tháng, thời gian làm thủ tục ly hôn thuận tình nhanh là 30 ngày
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
– CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.
– Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở (UBND cấp xã/phường);
– Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.
Dự phí: 200.000 đồng/người. Án phí: 100.000 đồng/người.