Nội dung bài viết:
Phát biểu trên là sai, nếu Thắng không bỏ trốn mà đến ngay cơ quan công an gần nhất để khai báo thì cũng không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Bởi vì:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Bộ Luật hình sự 2015:
“Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải có đủ các điều kiện khách quan và chủ quan. Và khi có đủ các điều kiện ấy thì người thực hiện hành vi phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.
– Về điều kiện khách quan: Là việc người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Điều kiện này đòi hỏi người phạm tội khi đó vẫn đang còn điều kiện để thực hiện tội phạm như có công cụ, phương tiện phạm tội hiệu nghiệm, không bị ai đó phát hiện hoặc các điều kiện thuận lợi khác để người đó tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội của mình được trót lọt. Việc chấm dứt việc phạm tội này xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành.
Giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành được hiểu là trường hợp người phạm tội mới tìm kiếm, sửa soạn, trang bị các công cụ, phương tiện phạm tội hoặc họ chưa thực hiện hết các hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm. Vì vậy mà hậu quả của tội phạm vẫn chưa xảy ra cho xã hội. Trong lúc này, người phạm tội tự mình dừng lại, không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa. Còn nếu, người phạm tội chấm dứt hành vi của mình ở giai đoạn phạm tội hoàn thành hoặc chưa đạt nhưng đã hoàn thành thì sẽ không được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì họ đã thực hiện hết hành vi khách quan của cấu thành tội phạm và hậu quả cho xã hội cũng đã xảy ra.
– Về điều kiện chủ quan: Người phạm tội phải chấm dứt việc phạm tội một cách tự nguyện và dứt khoát. Sự chấm dứt này được thể hiện ở việc người phạm tội từ bỏ, dừng hẳn lại tội phạm. Người phạm tội phải chấm dứt việc phạm tội một cách hoàn toàn triệt để và phải tự mình chấm dứt, tự nguyện, tự giác chứ không phải vì lý do bị ngăn cản, phát hiện. Có thể chấm dứt việc phạm tội do nhiều nguyên nhân như sợ hãi, hối hận, hoặc sợ bị chịu sự trừng phạt của pháp luật,….
Như vậy, trong trường hợp trên, do mâu thuẫn cá nhân, khi anh Toán đuổi theo xe anh Thắng, anh Thắng đã có hành động xô mạnh cửa xe làm anh Toán ngã xuống đường và bị xe cán chết. Hậu quả là anh Toán đã chết đã xảy ra rồi, và khi thực hiện hành vi xô mạnh cửa xe để anh Toán ngã thì anh Thắng hoàn toàn có thể dự đoán được những nguy hiểm xảy ra nếu anh Toán bị ngã xuống đường. Tuy nhiên, anh Thắng vẫn thực hiện hành vi của mình. Trường hợp này, anh Thắng phạm phải tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp được quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự:
“Điều 9. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Việc Thắng không bỏ trốn, mà đến cơ quan công an gần nhất để trình báo là một biện pháp giúp Thắng nhận được sự khoan hồng của pháp luật còn không thể căn cứ vào đó để khẳng định Thắng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được vì hành vi phạm tội của Thắng đã xảy ra, đã gây ra hậu quả chết người nên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người.