Trường hợp chuẩn bị phạm tội quy định 2021

Bộ luật hình sự hiện hành quy định cụ thể hành vi chuẩn bị phạm tội chịu trách nhiệm hình sự tại các tội phạm nào. Bài viết cung cấp thông tin về trường hợp chuẩn bị phạm tội.

1. Chuẩn bị phạm tội

− Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm. Một số trường hợp, việc thành lập hoặc tham gia vào nhóm tội phạm không thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội mà đã cấu thành một tội phạm cụ thể, đó là các tội phạm sau:

+ Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109): Tội phạm cấu thành khi một người có hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (điểm a khoản 2 Điều 113): Việc thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố sẽ bị xử phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

+ Tội khủng bố (điểm a khoản 2 Điều 299): Việc thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố đã cấu thành tội phạm và có thể bị xử phạt tù từ 05 đến 15 năm.

2. Trường hợp chuẩn bị phạm tội

  • Theo quy định hiện nay tại Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017, người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 25 tội sau:

+ Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108);

+ Tội gián điệp (Điều 110);

+ Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111);

+ Tội bạo loạn (Điều 112);

+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113);

+ Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114);

+ Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117);

+ Tội phá rối an ninh (Điều 118);

+ Tội chống phá trại giam (Điều 119);

+ Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120);

+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121);

+ Tội giết người (Điều 123);

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);

+ Tội cướp tài sản (Điều 168);

+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169);

+ Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207);

+ Tội khủng bố (Điều 299);

+ Tội tài trợ khủng bố (Điều 300);

+ Tội bắt cóc con tin (Điều 301);

+ Tội cướp biển (Điều 302);

+ Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303);

+  Tội rửa tiền (Điều 324).

  • Người chuẩn bị phạm tội đối (từ đủ 16 tuổi trở lên) với các tội luật định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn đối với nhóm người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với tội giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản (Điều 168).
  • Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội độc lập khác thì ngoài tội chuẩn bị thực hiện được quy định phải chịu trách nhiệm hình sự, người có hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội độc lập đó. Ví dụ: lấy trộm súng quân dụng (chiếm đoạt vũ khí quân dụng) đề chuẩn bị phạm tội giết người thì người phạm tội không chỉ chịu trách nhiệm hình sự về giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội mà còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng.

3. Quy trình thực hiện các thủ tục liên quan đến các vụ án hình sự của ACC

ACC Group là công ty chuyên cung cấp Thủ tục liên quan đến các vụ án hình sự. Trình tự ACC thực hiện như sau:

− Thu thập thông tin từ vụ án để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;

− Hướng dẫn bị can, bị cáo các thủ tục cần thiết liên quan đến vụ án;

− Nhân viên ACC đại diện thực hiện các thủ tục cần thiết;

Trên đây là một số thông tin liên quan đến các vụ án hình sự. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.

TÌM KIẾM TIN TỨC