Trộm sổ tiết kiệm sau đó rút tiền

Nội dung câu hỏi:

Con trai bạn tôi 19 tuổi trộm sổ tiết kiệm của bạn tôi. Sau đó đem lên ngân hàng nhờ 1 người đan ông khác kí và rút được 145 triệu. Xin hỏi luật sư con trai bạn tôi đã phạm tội gì? và mức hình phạt ra sao?

Trả lời: 

Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất: Về xác định tội phạm:

–  Đối với hành vi trộm sổ tiết kiệm:

Căn cứ vào Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Trong đó, giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự như: séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, công trái…

Sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Và sổ tiết kiệm không phải là 1 loại tài sản theo định nghĩa tại điều 105. Như vậy, hành vi của con bạn của bạn là lấy trộm sổ tiết kiệm không được coi là hành vi trộm cắp tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

– Hành vi đem sổ tiết kiệm lên ngân hàng, nhờ một người đàn ông khác ký tên và rút 150 triệu tiền gửi tiết kiệm. Hành vi này đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự:

   Khách thể của tội phạm:

Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác đối với 150 triệu tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

   Mặt khách quan của tội phạm:

+ Con bạn của bạn đã có hành vi dùng thủ đoạn gian dối lấy trộm sổ tiết kiệm và nhờ người khác giả làm bố khiến nhân viên ngân hàng tin là thật và giao tiền.

+ Số tiền chiếm đoạt được là 150 triệu đồng. Như vậy A đã vi phạm điểm a khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự: “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”.

   Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.

Chủ thể của tội phạm: Con bạn của bạn, 19 tuổi, đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

=> Như vậy, hành vi của con bạn của bạn đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Thứ hai : Về mức hình phạt:

Căn cứ vào điều Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính  của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Như vậy hành vi của con bạn của bạn sẽ bị xử phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

TÌM KIẾM TIN TỨC