Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động không chỉ có quyền mà còn bao gồm các nghĩa vụ. Vậy trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì? Cùng ACC tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình; hay được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả.
Trách nhiệm về mặt pháp lý là những quy định trong các văn bản pháp luật mà theo đó có tính bắt buộc đối với các chủ thể nhất định. Vậy trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội chính là những việc mà người lao động phải làm khi tham gia bảo hiểm xã hội. Việc thực hiện trách nhiệm cũng chính là cơ sở để người lao động được hưởng những quyền lợi của mình.
Theo quy định pháp luật hiện nay, khi tham gia bảo hiểm xã hội người lao động phải có những trách nhiệm sau:
Đây là trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội rất quan trọng, vì nó là căn cứ xác định mức hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động.
– Mức đóng: Người lao động, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Lưu ý: Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mức đóng như sau:
– Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
Người lao động có trách nhiệm nộp 1 bộ hồ sơ cho công ty gồm có
Lưu ý: Đối với người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Như chúng ta đã biết, sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để chứng minh người lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội và đó cũng là cách để cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Do đó bảo quản sổ bảo hiểm xã hội để không bị rách, hư hỏng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội, của người sử dụng lao động mà quan trọng hơn là của người lao động, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Khi mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể tiến hành thủ tục cấp lại sổ tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên, ACC đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC theo Hotline hoặc để lại thông tin để được các chuyên viên của chúng tôi chủ động liên hệ tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.