Chế định bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài là một chế định quan trọng trong hệ thống các chế định của pháp luật dân sự Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Nội dung bài viết:
Bồi thường thiệt hại trong Tư pháp quốc tế (hay còn gọi là bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài).
Quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài là quan hệ trách nhiệm có một trong các yếu tố sau đây:
– Các bên chủ tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bên gây hại và bên bị hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân).
– Hành vi gây ra thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của hành vi gây ra thiệt hại xảy ra ở nước ngoài.
Bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài cũng là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, do vậy nó cũng có đầy đủ đặc điểm của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thứ nhất, dấu hiệu quốc tịch của chủ thể
Đặc điểm nổi bật đầu tiên của các quan hệ xã hội được Tư pháp quốc tế điều chỉnh là yếu tố nước ngoài của các quan hệ này. Yếu tố nước ngoài đầu tiên phải kể đến đó là điểm khác biệt về chủ thể (chủ thể không cùng quốc tịch, không cùng nơi cư trú và cũng không có cùng trụ sở trong một quốc gia). Chủ thể đó có thể là cá nhân, pháp nhân, nhà nước.
Thứ hai, dấu hiệu nơi xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một quan hệ dân sự cũng được coi là có yếu tố nước ngoài nếu việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra tại nước ngoài.
Thứ ba, dấu hiệu đối tượng của quan hệ
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đây cũng chính là đặc điểm cuối cùng để xác định xem một quan hệ dân sự có phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay không.
Điều 687 BLDS năm 2015 quy định: “1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng; 2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng”
+ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ bồi thường thiệt hại diễn ra giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, trong các bên có một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, hoặc tài sản là đối tượng của quan hệ này tồn tại ở nước ngoài, hoặc sự kiện gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài.
+ Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại là các cá nhân có cùng nơi cư trú, hoặc bên gây thiệt hại là các pháp nhân có cùng nơi thành lập tại một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.
Các quy định của các Điều ước quốc tế chủ yếu được kể đến là các quy định quy phạm xung đột pháp luật được quy định trong các Hiệp định tương trợ Tư pháp về dân sự mà Việt Nam tham gia ký kết với các quốc gia khác. Khi nghiên cứu các Hiệp định tương trợ này, ta thấy ở các Hiệp định có những cách giải quyết về cơ bản tương đối giống nhau trong việc xác định pháp luật giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài mà ACC muốn gửi đến quý khách hàng. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được phục vụ.