Nội dung bài viết:
C/Q (certificate of quality): là tên viết tắt của loại giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Có 2 hình thức đối với việc chứng nhận chất lượng hàng hóa là:
+ Chứng nhận tự nguyện: việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức/cá nhân.
+ Chứng nhận bắt buộc: việc chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Nhà nước.
Việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại luật an toàn thực phẩm năm 2010 trong đó Bộ y tế, bộ công thương, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là 3 bộ có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất thuộc lĩnh vực mà mình quản lý.
Một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phải gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ :
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.
Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở :
Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định, thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.
Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở :
Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;
Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
Cấp Giấy chứng nhận :
Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5a (đối với cơ sở sản xuất do Bộ Công Thương thẩm định), Mẫu 5b (đối với cơ sở kinh doanh do Bộ Công Thương thẩm định), Mẫu 5c (đối với cơ sở sản xuất do Sở Công Thương thẩm định) hoặc Mẫu 5d đối với cơ sở kinh doanh do Sở Công Thương thẩm định.
Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 279/2016/TT-BTC thì mức phí cấp Giấy chứng nhận như sau : Lệ phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
– Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm : 1.000.000 đồng /lần/cơ sở
– Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Phục vụ dưới 200 suất ăn : 700.000 đồng /lần/cơ sở. Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên 1.000.000 đồng /lần/cơ sở
– Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe) 3.000.000 đồng /lần/cơ sở
– Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) 22.500.000 đồng /lần/cơ sở.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày …. tháng năm 200…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Kính gửi: ……………………………………………………………………………
Cơ sở ……………………………………..được thành lập ngày:………………………
Trụ sở tại:……………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………… Fax:…………………………………………………………..
Giấy phép kinh doanh số:………………..ngày cấp:………………đơn vị cấp:………
Loại hình sản xuất, kinh doanh:…………………………………………………….
Công suất sản xuất/năng lực phục vụ:…………………………………………………
Số lượng công nhân viên:………………. (cố định:……………..thời vụ:…………)
Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm …………….(ghi cụ thể mặt hàng, loại hình kinh doanh).
CHỦ CƠ SỞ
(ký tên & đóng dấu)
ACC group là công ty chuyên hỗ trợ thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận chất lượng thực phẩm (CQ). Trình tự tiến hành tại ACC group được tiến hành như sau:
Trên đây là một số thông tin về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận chất lượng thực phẩm (CQ). Để tránh những vấn đề phát sinh từ các bên liên quan, trước khi thực hiện kí kết vào các văn bản, cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.
ACC luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc và vấn đề khách hàng đang gặp phải.