Cha mẹ sau khi ly hôn có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con chung và đồng thời được ủy quyền nuôi con cho ông bà. Bài viết dưới đây là cập nhật mới nhất về thủ tục ủy quyền nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nội dung bài viết:
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly ly hôn có các nghĩa vụ sau:
Sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con có các quyền và nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Sau khi ly hôn, cha mẹ có quyền thỏa thuận việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con và có thể thay đổi trong quá trình thực hiện. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được quy định cụ thể tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)
– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực)
– Bản án ly hôn
– Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
Trường hợp người trực tiếp nuôi con không thể tiếp tục nuôi con thì có thể thực hiện thủ tục ủy quyền nuôi con cho ông bà hoặc người thân thích. Mẫu giấy ủy quyền nuôi con như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2019, tại … chúng tôi gồm:
Ông/Bà: …………………………………… Sinh ngày:………………………………
Chứng minh nhân dân số:………………………………………………..……………..
Ngày cấp:……………….. Nơi cấp: Công an tỉnh………………..……………………
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………
Bằng giấy này tôi ủy quyền cho ông/bà:
Ông/bà: ………………………………… Sinh ngày:…………………………………
Chứng minh nhân dân số: ……………………………………………………………
Ngày cấp: …………… Nơi cấp: Công an tỉnh ………………………………………
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………
NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Ông/bà …………… (có chứng minh nhân dân và địa chỉ nêu trên) được thay mặt và nhân danh tôi thực hiện các công việc sau:
– Chăm nom, nuôi dưỡng, chăm lo chăm sóc con tôi trong khoảng thời gian tôi ………………………………………………………………………………………
– Đại diện tôi thực hiện các công việc liên quan đến việc học tập của cháu, chăm lo cho việc học tập của cháu cũng như trực tiếp làm việc với Ban giám hiệu nhà trường;
– Đại diện tôi thực hiện các thủ tục hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu;
– Thù lao ủy quyền: Không.
– Thời hạn ủy quyền: Kể từ ngày giấy ủy quyền này được lập cho đến khi tôi hoàn thành công việc và quay về nuôi dưỡng cháu hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi do ông/bà … nhân danh tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên.
Giấy ủy quyền này được lập thành 02 bản (mỗi bản gồm: 02 trang; 01 tờ); giao cho Bên ủy quyền 01 bản; Bên nhận ủy quyền 01 bản./.
Người lập giấy ủy quyền
ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ hướng dẫn thủ tục ủy quyền nuôi con. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục ủy quyền nuôi con. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.