Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Và một trong những hệ quả của việc ly hôn là giải quyết vấn đề ai sẽ là người trực tiếp nuôi con chung của vợ chồng sau ly hôn. Hiểu được băn khoăn đó của những người trong cuộc, ACC xin chia sẻ một trong những nội dung được nhiều người quan tâm đối với vấn đề trên, đó chính là Thủ tục uỷ quyền nuôi con.
Nội dung bài viết:
Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.
Trong trường hợp cha và mẹ không có đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha hoặc mẹ đang trực tiếp nuôi con có thể ủy quyền cho người khác để nuôi con, ví dụ như ông bà, anh em của người cha hoặc mẹ.
Thủ tục uỷ quyền nuôi con được thực hiện giống như thủ tục ủy quyền dân sự thông thường, theo đó, người ủy quyền (cha hoặc mẹ đang trực tiếp nuôi con) lập giấy ủy quyền để ủy quyền việc nuôi con cho người được ủy quyền.
Ngoài ra, người ủy quyền cần chuẩn bị hồ sơ ủy quyền nuôi con để thực hiện thủ tục trên. Hồ sơ ủy quyền nuôi con bao gồm:
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)
– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực)
– Bản án ly hôn
– Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con (xem bên dưới)
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
ACC xin giới thiệu mẫu giấy ủy quyền nuôi con 2020 đến Quý khách hàng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————– o0o —————–
GIẤY ỦY QUYỀN
(Về việc:…………………………..)
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Căn cứ luật hôn nhân và gia đình 2014;
– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên:
……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:
Họ tên:………………………………………………………………… …………………..
Địa chỉ:…………………………………………….…………………………………………
Số CMND: …………………Cấp ngày: ……………………….Nơi cấp:…………………
Quốc tịch:……………………………………………………………………… ……………..
Họ tên:……………………………………………………………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………
Số CMND: ……………………Cấp ngày: ……………………….Nơi cấp:……………………
Quốc tịch:……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.
BÊN ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) |
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) |
………………………………………………………………………………………………………
Sau khi ủy quyền nuôi con, cha hoặc mẹ đang có quyền trực tiếp nuôi con vẫn có thể bị bên còn lại khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con, hay còn gọi là khởi kiện giành quyền nuôi con, nếu người được ủy quyền nuôi con vi phạm một trong những điều kiện để nuôi con sau:
Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định tại (Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra, nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015.
ACC Group là công ty chuyên cung cấp Thủ tục ủy quyền nuôi con. Trình tự ACC thực hiện như sau:
Trên đây là một số thông tin về Thủ tục ủy quyền nuôi con do ACC cung cấp. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình cùng con cái, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.