Giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp nào? Thủ tục trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội? Cùng ACC tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
Vấn đề suy giảm khả năng lao động là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm trong thời gian gần đây vì liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Theo quy định thì người lao động tiến hành thủ tục trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội sau đây:
Người lao động bị tai nạn lao động khi làm việc và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên trong các trường hợp sau:
Khi thuộc vào trường hợp này thì người lao động sẽ tiến hành thủ tục trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội mà cụ thể ở đây là chế độ tai nạn lao động.
Theo quy định hiện nay, để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi người lao động bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Khi có đủ cả hai điều kiện này thì người lao động cũng cần tiến hành giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Người lao động quy khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
– Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Riêng đối với người lao động trong quân đội, công an khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
– Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Thân nhân của người lao động chết nhưng đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc đang hưởng lương hưu, hoặc chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Thân nhân của người lao động trong các trường hợp trên là con, vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, tức là khả năng có thể lao động làm ra của cải là rất thấp và hầu như không còn, khó để tự nuôi sống bản thân thì sẽ được hưởng chế độ tuất ủa bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp:
– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
– Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu;
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Trình tự thực hiện giám định mức suy giảm khả năng lao động được tiến hành đơn giản qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như đã phân tích ở trên. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định mức suy giảm khả năng lao động cho những người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở của mình.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh nơi mình đặt trụ sở chính.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên, ACC đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn thủ tục trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC theo Hotline hoặc để lại thông tin để được các chuyên viên của chúng tôi chủ động liên hệ tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.