Thủ tục thay đổi quyền nuôi con được quy định chặt chẽ bởi Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Bài viết dưới đây là cập nhật mới nhất về thủ tục thay đổi quyền nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nội dung bài viết:
Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về thay đổi quyền nuôi con như sau:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 84 thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cần thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con bằng cách nộp đơn theo mẫu sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận /huyện
Tên tôi là:……………………………………….. Sinh năm: …………………..
Nghề nghiệp:…………………………………………………………………
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………..
Tạm trú:………………………………………………………………
Điện thoại liên hệ:…………………………………………………………..
Tại bản án, quyết định:…………………………………………………….
tại:……………. ngày…..tháng…..năm…….
của Tòa án nhân dân…………………………………….
Về phần con chung:…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………… hiện con chung đang ở với anh (chị)…………………………
là………………………………. trực tiếp nuôi dưỡng
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………
Tạm trú:………………………………………..
Điện thoại liên hệ:…………………………………… ……………………..
Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:…………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là:………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
…….., ngày……..tháng……..năm 20…..
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
5. Thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi quyền nuôi con
Khi cha mẹ từ chối nhận con, cha mẹ có quyền thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi quyền nuôi con?
Khoản 2 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6,7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 , 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này.”
Căn cứ vào điểm h khoản 2 Điều 39 Luật Tố tụng dân sự:
“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”
Như vậy theo các quy định trên, thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi quyền nuôi con thuộc về Tòa án cấp huyện nơi cha hoặc mẹ đang cư trú.
Theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình, quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên bị hạn chế như sau:
“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ hướng dẫn thủ tục thay đổi quyền nuôi con. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục thay đổi quyền nuôi con. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.