Thủ tục nhập hộ khẩu

Trong những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều người nhập cư từ các tỉnh muốn có hộ khẩu các thành phố trực thuộc Trung Ương. Vì là những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển bậc nhất cả nước, thu hút sự đầu tư trong và ngoài nước cũng như thu hút người dân và người lao động từ các tỉnh thành khác lên sinh sống, học tập cũng như lao động. Nhằm quản lý và kiểm soát sự nhập cư ồ ạt của công dân để đảm bảo an ninh trật tự cũng như quỹ đất tại thành phố nên việc nhập hộ khẩu cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

1. Căn cứ pháp lý về thủ tục nhập hộ khẩu

    • Luật cư trú ngày 29/11/2006;
    • Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/06/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cư trú;
    • Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 01/07/2007 của Bộ công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật cư trú;
    • Quyết định số 698/2007/TT-BCA-C11 ngày 01/07/2007 của Bộ công an về việc ban hành các biễu mẫu để sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.

2. Hộ khẩu là gì? Giá trị của sổ hộ khẩu.

  • Hộ khẩu là một phương thức quản lý nhân khẩu của một số quốc gia tại Á Đông. Do việc đô thị hóa và sự phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp khiến lượng người di cư đến nhiều nơi khác nhau đặc biệt là các thành phố lớn, những đô thị sầm uất với mục đích, học tập, làm việc, xây dựng sự nghiệp và sinh sống ngày càng nhiều, vì thế mà sổ hộ khẩu ra đời. Sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lý việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam (Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã áp dụng phước thức quản lý theo hộ khẩu từ thập niên 1950). Sổ hộ khẩu cũng là căn cứ để nhà nước phân định thẩm quyền xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan tới cá nhân đó.
  • Thông thường trong Sổ hộ khẩu có các thông tin về chủ hộ và các thành viên khác cùng hộ khẩu, như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, mối quan hệ với chủ hộ,… Theo đó, sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.
  • Hộ khẩu có liên quan đến các quyền lợi khác như: phân chia ruộng đất, nhà ở, lương thực, thực phẩm, việc làm, giấy tờ, tiêu chuẩn điện nước, trường học…
  • Hệ thống hộ khẩu hiện nay tồn tại ở các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên và Việt Nam.

3. Điều kiện nhập hộ khẩu

  • Đối với trường hợp đăng ký thường trú tại tỉnh:  Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
  • Đối với trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

+ Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

+ Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
  • Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
  • Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
  • Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
  • Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

+ Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

+ Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

+ Trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất: Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;
  • Thứ hai: Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
  • Thứ ba: Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Thủ tục nhập hộ khẩu

Hồ sơ làm thủ tục nhập hộ khẩu bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu, 14 tuổi trở lên);

+ Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định.

+ Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân hoặc được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình hoặc người có sổ hộ khẩu phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng năm.

Thủ tục nhập hộ khẩu:

+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục nhập hộ như trên

+ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhập hộ khẩu tại cơ quan có thẩm quyền:

  • Trường hợp đăng ký thường trú tại tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thẩm quyền thuộc về Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Trường hợp đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh thẩm quyền đăng ký thường trú thuộc về Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh; đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì thẩm quyền thuộc về Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể một lần, đầy đủ để người nộp bổ sung, hoàn chỉnh. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả hồ sơ.

+ Bước 4: Xử lý và trả kết quả:

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú (nhập hộ khẩu); Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Thủ tục nhập hộ khẩu

5. Thủ tục nhập hộ khẩu tại ACC Group:

ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ thủ tục nhập hộ khẩu. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ;
  • ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng;
  • Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.

Trên đây là một số thông tin về thủ tục nhập hộ khẩu. Khi xảy ra tranh chấp, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.