Thủ tục nhận con nuôi ở Anh

Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau, Tùy theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Để quan hệ nuôi con nuôi được đảm bảo bởi pháp luật thì người nhận con nuôi phải làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy thủ tục nhận nuôi con có yếu tố nước ngoài nói chung và thủ tục nhận nuôi con ở Anh nói riêng là như thế nào?

1.Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

  1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
  2. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”

2. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

+ Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

+ Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

+ Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

+ Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

+ Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

3. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt.

4. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi

– Trẻ em dưới 16 tuổi.

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

– Bên cạnh đó nhà nước cũng quy định một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

5. Trình tự đăng ký việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi.

Hồ sơ của người nhận con nuôi bao gồm:

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
  • Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Bước 2: Xác minh hồ sơ

– Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi: Bộ tư pháp kiểm tra, xử lý hồ sơ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Sau đó, Bộ tư pháp chuyển hồ sơ về cho Sở tư pháp nơi đứa trẻ thường trú để trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

– Hồ sơ của người được nhận nuôi con nuôi: Sau khi nộp hồ sơ, Sở tư pháp sẽ kiểm tra hồ sơ trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau đó nếu đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở tư pháp xác nhận và gửi tới Bộ tư pháp.

Bước 3: Xem xét, quyết định

Nếu đáp ứng điều kiện, UBND cấp tỉnh quyết định cho đứa trẻ làm con nuôi nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở tư pháp trình. Sau đó, Sở tư pháp thông báo cho người nhận nuôi con nuôi biết và đến Việt Nam làm thủ tục nhận con nuôi trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Sở tư pháp.

THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI Ở ANH TẠI ACC GROUP

ACC Group là công ty chuyên cung cấp thủ tục nhận con nuôi ở Anh. Trình tự ACC thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.

Trên đây là một số thông tin về Thủ tục nhận con nuôi ở Anh. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.