Thủ tục hải quan nhập khẩu du thuyền (Cập nhật 2020)

1. Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục

– Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;

Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

– Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

– Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa là gì?

Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.

Thủ tục này nhằm quyết hai mục đích để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích quá quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải tốn quá nhiều thời gian, công sức của bao nhiêu người để giải quyết công việc này.

3. Thủ tục hải quan nhập khẩu du thuyển

  • Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử bằng phần mềm chuyên dụng.

  • Bước 2: Lấy kết quả phân luồng

Sau khi có kết quả phần luồng từ hệ thống, bạn làm bước tiếp theo:

* Luồng xanh

Về lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.

Tuy nhiên, trên thực tế ở các chi cục ở Hải Phòng, tôi thấy người khai vẫn phải xuống hải quan để kiểm tra xem thuế đã nổi trong tài khoản kho bạc của hải quan hay chưa. Đồng thời cán bộ hải quan cũng check lướt qua xem tờ khai có vấn đề gì hay không. Nếu phát hiện thấy sai sót (nghiêm trọng) trong khai báo, hải quan vẫn có thể dừng thủ tục lại, và đề nghị lãnh đạo chuyển luồng (nếu cần).

* Luồng vàng

Bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh)
  • Chứng từ khác: Vận đơnC/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…

Theo thông tư 38, thì hồ sơ hải quan đã đơn giản hơn, không cần Hợp đồng ngoại thương và Chi tiết đóng gói, tuy nhiên bạn nên chuẩn bị bản photo sẵn sàng để tham khảo tra cứu số liệu khi cần.

Chi tiết về hồ sơ hải quan & quy trình thủ tục, bạn có thể tham khảo thêm:

* Luồng đỏ

Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và cán bộ hải quan.

Trước hết, bạn vẫn phải có bộ hồ sơ như luồng vàng trên đây. Sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Bạn đăng kí kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công . Có trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ công.

Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ổn, sẽ làm thủ tục quyết & bóc tờ khai là xong phần ở chi cục. Bạn in mã vạch tờ khai hải quan, và đến cảng làm nốt thủ tục đổi lệnh & ký hải quan giám sát (còn gọi là ký cổng bãi) là xong.

  • Bước 3: Nộp thuế

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng… Với hàng nhập khẩu theo loại hình kinh doanh hiện nay, thì đa số thuộc diện phải nộp thuế ngay. Khi nào có thuế nổi trong hệ thống, hải quan mới duyệt thông quan cho lô hàng,.

Thông quan hàng hóa

Thông quan hàng hóa là việc hoàn tất thủ tục hải quan với hàng xuất nhập khẩu.

4. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu du thuyền

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có

5. Những lưu ý khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu du thuyền

Về chứng từ trình hải quan, theo quy định thì ngoài các loại chứng từ như giấy phéo, C/O bạn phải nộp bản gốc, các chứng từ còn lại chỉ cần nộp cho hải quan dưới dạng điện tử, tuy nhiên để nhanh bạn nên in ra bản đã ký điện tử để nộp.

Trước đây, sau khi làm xong thủ tục nhân viên giao nhận sẽ nhận được các loại chứng từ có đóng dấu công chức hải quan như : tờ khai / mã vạch có dấu công chức, nhưng hiện tại đã được điện tử hóa nên sau khi thông quan bạn chỉ có thể kiểm tra trên hệ thống, sẽ không có giấy tờ có công chức hải quan.

Sau khi tờ khai thông quan, bạn phải thực hiện lấy thông quan trên máy tính DN trong vòng 15 ngày, nếu sau sẽ không lấy được nữa (không sao nhé, đừng lo lắng vì trên hệ thống của hải quan đã thông quan rồi)

THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU DU THUYỀN TẠI ACC GROUP.

ACC Group là công ty chuyên cung cấp Thủ tục hải quan nhập khẩu du thuyền. Trình tự ACC thực hiện như sau:

Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;

  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng nhưng điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;

Trên đây là một số thông tin về Thủ tục hải quan nhập khẩu du thuyền.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.