Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi

1.Thẩm quyền

Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người xin nhận nuôi con nuôi, hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi.

Trong trường hợp cả hai bên không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký tạm trỳ có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người xin nhận nuôi con nuôi hoặc người được xin nhận làm con nuôi đăng ký tạm trỳ có thời hạn, thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi.

Nơi cư trú của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi được xin nhận làm con nuôi được xác định theo nơi cư trú của người nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức nuôi dưỡng.

2.Thủ tục

Người xin nhận nuôi con nuôi phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau:

+ Các giấy tờ phải nộp:

a. Đơn xin nhận nuôi con nuôi (theo mẫu quy định).

éơn xin nhận nuôi con nuôi phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với cán bộ, Công chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân), hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (đối với nhân dân) của người nhận nuôi về việc người đó có tư cách đạo đức tốt và có đủ điều kiện khác để nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình. Trong đơn phải có cam kết của người xin nhận nuôi con nuôi về việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Nếu người nhận nuôi con nuôi có vợ hoặc chồng, thì đơn phải có chữ ký của cả vợ và chồng.

Trong trường hợp con nuôi là thương binh, người tàn tật hoặc người xin nhận con nuôi là người già yếu, cụ đơn, thì đơn phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về hoàn cảnh đặc biệt đó.

b.Giấy thoả thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha, mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng.

Giấy thoả thuận của cha, mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế, hoặc cơ sở trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em về việc đồng ý cho trẻ em đó làm con nuôi phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha, mẹ, người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ sở Y tế, cơ sở trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em đó.

Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi phải do cha mẹ đẻ của người được xin nhận làm con nuôi ký, kể cả trường hợp đó ly hôn; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ bị tũa ỏn tuyờn bố mất tích hoặc mất nóng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia.

Trong trường hợp cha mẹ đẻ đó chết hoặc bị tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thì người giám hộ có quyền ký Giấy thỏa thuận đó; nếu là người giám hộ cử, thì cần phải có ý kiến của người, cơ quan, tổ chức cử người giám hộ.

Trong trường hợp người được xin nhận làm con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi, hiện đang sinh sống trong cỏc cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng, thì Giấy thỏa thuận do người đứng đầu cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng ký; nếu đó phát hiện được trẻ em đó cần cha, mẹ đẻ, thì Giấy thỏa thuận cần phải có cả chữ ký của cha, mẹ đẻ.

Ngoài những đối tượng trên đây, không một cá nhân hoặc tổ chức nào, kể cả cha mẹ nuôi, có quyền ký Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

+ Các giấy tờ phải xuất trình:

  1. Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi;
  2. Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi;
  3. Sổ hộ khẩu gia đình (hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn hoặc Giấy xác nhận cư trú của cơ quan Công an) của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi, nơi đăng ký nhận nuôi con nuôi;
  4. Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi;
  5. Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lờn, thì phải có sự đồng ý của người đó.

Sự đồng ý của người được xin nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lờn phải thể hiện bằng việc ghi “đồng ý” và ký tên vào Giấy thỏa thuận về việc cho trẻ em làm con nuôi (theo mẫu quy định) nếu trẻ em không biết chữ, thì cán bộ Hộ tịch-Tư pháp phải đọc và giải thích rõ việc sẽ làm con nuôi nếu đồng ý, thì điểm chỉ vào Giấy thỏa thuận thay cho việc ký.

3.Thời hạn

Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tiến hành xác minh việc xin nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi có nguồn gốc không rõ ràng, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tiến hành niờm yết Công khai việc xin nhận nuôi con nuôi tại trụ sở Uỷ ban nhân dân, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 7 ngày. Trong trường hợp cần phải xác minh thêm, thì thời hạn kộo dài không quá 7 ngày.

4.Lễ giao nhận con nuôi

Tại lễ giao nhận con nuôi, bên giao, bên nhận con nuôi và người được xin làm con nuôi phải có mặt.

5.Chấm dứt việc nhận nuôi con nuôi:

Trong trường hợp cha mẹ nuôi muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì phải làm thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, không được tự ý chấm dứt việc nuôi con nuôi hoặc giao con nuôi cho người khác.

TÌM KIẾM TIN TỨC