Thủ trưởng là gì? (Cập nhật 2022)

Thủ trưởng là một trong những thuật ngữ pháp lý được dùng chỉ trách nhiệm, quyền lực của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Vậy thủ trưởng là gì? Trên thực tế, có nhiều người chưa hiểu rõ về thủ trưởng là gì? Bài viết này ACC sẽ cung cấp một số thông tin cũng như làm rõ các quy định của pháp luật để bạn đọc có thể tự mình trả lời câu hỏi thủ trưởng là gì?

thủ trưởng là gì
Thủ trưởng là gì

1. Thủ trưởng là gì?

Trước tiên, để hiểu rõ thủ trưởng là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chế độ thủ trưởng là gì.

Chế độ thủ trưởng được hiểu là chế độ lãnh đạo, làm việc trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lý.  Chế độ thủ trưởng thường được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (như Bộ, cơ quan ngang Bộ) hoặc cơ quan chuyên môn thuộc UBND (như Sở, Phòng, Ban, Ngành). Ngoài ra, Bộ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng Phòng… là những người có toàn quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.

Thủ trưởng đơn vị được hiểu là công chứcviên chức đang công tác tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

2. Thuật ngữ liên quan đến thủ trưởng, chế độ thủ trưởng.

Theo dõi một vài thuật ngữ để hiểu thủ trưởng là gì? chế độ thủ trưởng là gì? tại bảng dưới đây:

STT Thuật ngữ Mô tả Nguồn
1 Cán bộ Thanh tra của Thủ trưởng cơ quan y tế Người được giao trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan y tế tổ chức thực hiện chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra theo chế độ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan y tế được quy định trong Thông tư này 17/2009/TT-BYT

Đã hết hiệu lực

2 Cuộc họp của Giám đốc các Sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành thuộc Thành phố Là cuộc họp do Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành hoặc do Phó Giám đốc, Phó Thủ trưởng chủ trì để chỉ đạo, điều hành giải quyết những công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công 180/2006/QĐ-UBND
3 Cuộc họp của thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân là cuộc họp do thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan chuyên môn chủ trì để chỉ đạo, điều hành giải quyết những công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. 1325/QĐ-UBND

Hết hiệu lực

Tỉnh Trà Vinh
4 Cuộc họp của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện Là cuộc họp do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì để chỉ đạo, điều hành giải quyết những công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được phân công 08/2007/QĐ-UBND Tỉnh Hòa Bình
5 Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở do Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập là tổ chức tư vấn cho Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác Khoa học và Công nghệ của địa phương, ngành, đơn vị, trong đó có chức năng tư vấn xác định nhiệm vụ cấp cơ sở. Mỗi sở, ngành, địa phương chỉ có 01 Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở. Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng KH&CN cấp cơ sở là 05 năm 07/2013/QĐ-UBND

Hết hiệu lực

Tỉnh Sóc Trăng
6 Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành cấp cơ sở do Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập Nhằm xét duyệt đề cương và đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp cơ sở. Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành cấp cơ sở được thành lập phù hợp với mỗi nhiệm vụ và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ 07/2013/QĐ-UBND

Hết hiệu lực

Tỉnh Sóc Trăng
7 Phó Thủ trưởng đơn vị Là Phó Vụ trưởng, Phó Tổng cục trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Phó Viện trưởng các Viện thuộc Bộ, Phó Hiệu trưởng các Trường thuộc Bộ, Phó Tổng biên tập các Báo, Tạp chí thuộc Bộ 2385/QĐ-BCT

Hết hiệu lực

7 Phó Thủ trưởng đơn vị Là Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Phó Tổng cục trưởng, Phó Cục trưởng 643/QĐ-BGTVT

Hết hiệu lực

8 Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp bao gồm: Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế. 899/QĐ-TCT

Hết hiệu lực

9 Thủ trưởng cơ quan y tế là Giám đốc, Viện trưởng, Hiệu trưởng, Chi Cục trưởng, phụ trách các đơn vị sản xuất, kinh doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, các cơ quan y tế trực thuộc Sở Y tế, Chi Cục DS – KHHGĐ, Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm 17/2009/TT-BYT

Hết hiệu lực

10 Thủ trưởng đơn vị Là Chủ nhiệm cụm kho dự trữ quốc gia muối hoặc người đại diện trước pháp luật của tổ chức được đơn vị dự trữ giao quản lý trực tiếp cụm kho dự trữ quốc gia muối 1943/QĐ-BNN-CB
10 Thủ trưởng đơn vị là Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng 643/QĐ-BGTVT

Hết hiệu lực

10 Thủ trưởng đơn vị Là Vụ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Viện trưởng các Viện thuộc Bộ, Hiệu trưởng các Trường thuộc Bộ, Tổng biên tập các Báo, Tạp chí thuộc Bộ 2385/QĐ-BCT

Hết hiệu lực

10 Thủ trưởng đơn vị là Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng các Vụ chức năng thuộc Bộ Công Thương. 2426/QĐ-BCT
10 Thủ trưởng đơn vị Là Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng Ban, Chánh Thanh tra và Chánh Văn phòng 983/2006/QĐ-BTM

Hết hiệu lực

11 Thủ trưởng đơn vị mua sắm Là Thủ trưởng đơn vị được người có thẩm quyền giao nhiệm vụ mua sắm hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin không phải lập dự án và mua sắm hàng hoá, dịch vụ khác sử dụng từ các nguồn vốn quy định tại Quy chế này (trừ các nội dung quy định tại điểm a, khoản này) 2666/QĐ-BTC

Hết hiệu lực

11 Thủ trưởng đơn vị mua sắm Là Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách được cấp có thẩm quyển giao nhiệm vụ mua sắm hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin không phải lập dự án và mua sắm hàng hoá, dịch vụ khác 787/QĐ-BTC

Hết hiệu lực

12 Thủ trưởng đơn vị thuộc Cục là Chánh Văn phòng Cục, Trưởng Ban, Phụ trách Văn phòng đại diện và Giám đốc Trung tâm 16/QĐ-QLCT
13 Thủ trưởng Ngân hàng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng. 32/2006/QĐ-NHNN

3. Nhiệm vụ của thủ trưởng là gì?

Quyền hạn, nhiệm vụ của thủ trưởng được quy định tại Điều 34 và Điều 33 Luật Tổ chức Chính phủ 2015:

  • Với tư cách là thành viên Chính phủ, thủ trưởng có nhiệm vụ quyền hạn như sau:

– Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

– Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.

– Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.

– Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.

  • Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, thủ trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như:

– Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.

– Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.

– Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công,….

4. Trách nhiệm của thủ trưởng là gì?

Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được quy định tại Luật Tổ chức chính phủ, cụ thể tại điều 37.  Bạn đọc có thể đọc thêm tại: Luật Tổ chức Chính phủ 2015

Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị:Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.


Trên đây là một số thông tin để Quý khách hàng và bạn đọc hiểu rõ thủ trưởng là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc có bất kỳ thắc mắc về nội dung thủ trưởng là gì, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức liên hệ phía dưới để được phản hồi và hỗ trợ kịp thời.

Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn!