Chia di sản thừa kế khi đất mang tên hộ gia đình như thế nào?

1. Quy định của pháp luật về đất mang tên hộ gia đình

Đất của hộ gia đình hay hộ gia đình sử dụng đất được quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định thì Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Sổ đỏ hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Không phải ai có tên trong hộ khẩu thì đều có chung quyền sử dụng đất, mà phải đáp ứng theo các quy định của pháp luật:

– Phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống;

– Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Theo đó, các thành viên trong gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng; Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất; Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung,… Theo quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định ghi tên tại trang 1 của Giấy chứng nhận. Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “hộ ông” hoặc “hộ bà”, sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số chứng minh nhân dân, căn cước công dân; giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như theo quy định của pháp luật; địa chỉ thường trú. Trong trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc người chồng đó. Như vậy, nếu chủ hộ có quyền sử dụng đất chung với các thành viên khác trong hộ gia đình thì Giấy chứng nhận sẽ ghi tên chủ hộ. Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình nếu người có đủ các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật thì có chung quyền sử dụng đất.

2. Việc chia di sản thừa kế được pháp luật quy định như thế nào?

Thừa kế được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Cụ thể tại Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong các trường hợp cụ thể sau đây: Khi người có tài sản không có để lại di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Pháp luật cũng có quy định về hàng thừa kế theo pháp luật; Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự:

– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba sẽ bao gồm: cụ nội. cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy thì nếu không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo hàng thừa kế của pháp luật.

Để chia thừa kế đất hộ gia đình thì phải xác định phần quyền của người để lại di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đotaj tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trong trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đămg ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định. Theo quy định của pháp luật, di chúc hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Di chúc bằng văn bản mà không có công chứng, chứng thực thì chỉ được coi là hợp pháp nếu như đáp ứng đầy đủ các quy định.

3. Đất của hộ gia đình chia thừa kế như thế nào?

Để chia thừa kế đất của hộ gia đình thì phải xác định quyền của người để lại di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Để xác định được phần quyền của người để lại di sản trong khối tài sản chung thì phải thực hiện tách thửa. Và có hai trường hợp xảy ra:

– Trong trường hợp đủ điều kiện tách thửa và các thành viên trong hộ gia đình thống nhất tách thửa. theo quy định tại khoản 2 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần. Nếu các thành viên còn muốn thực hiện quyền đối với phần sử dụng đất của mình và đồng ý tách thửa đất cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận do việc tách thửa đất có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên khác trong hộ gia đình nếu cần có sự đồng ý của các thành viên khác để tách thửa. Phần đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết sẽ trở thành di sản thừa kế và được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.;

– Trường hợp đất hộ gia đình không đủ điều kiện để tách thửa hoặc các thành viên không thống nhất về việc tách thửa. Không thể tiến hành phân chia quyền của các thành viên trong hộ bằng hiện vật hay là phân chia đất được. Thì việc chia thừa kế được giải quyết bằng cách định gia tài sản bằng tiền và chia cho những người thừa kế phần tiền tương ứng với giá trị tài sản người chết để lại. Phần tài sản của người chết để lại sẽ trở thành di sản thừa kế; Và khi đó chỉ cần xác định những người được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật là có thể hoàn tất được thủ tục chia thừa kế. Trường hợp mà người thừa kế không tự thỏa thuận được với nhau về việc chia thừa kế phần đất di sản của người chết để nằm trong đất của hộ gia đình thì có thể khởi kiện yêu cầu chia si sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

4. Cách chia di sản thừa kế khi đất mang tên hộ gia đình?

Theo như câu chuyện của bạn thì người chồng qua đời đột ngột và không có để lại di chúc về phần tài sản, nên phần di sản của chồng bạn sẽ chia theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo số thứ tự: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.

Như vậy, theo trường hợp của bạn thì hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm: ông bạn (nếu còn sống); Bố, mẹ của bà bạn (nếu còn sống) và các con của bà bạn là bố bạn (hoặc các anh chị em ruột của bố bạn).  Và do đây là đất của hộ gia đình có tên của bà bạn, bố bạn, mẹ ban và chị em bạn. Nên theo quy định thì mảnh đất này sẽ chia theo quy định cảu pháp luật khi bà bạn không để lại di chúc.  Nếu các thành viên trong gia đình bạn cùng thống nhất tách thửa đất để để hưởng thừa kế thì làm thủ tục tách thửa. Còn về việc nhận di sản thừa kế thì do đất là đất chung hộ gai đình nên chỉ có tài sản là phần đất của bà nội bạn mới được xen là di sản. Nếu phần đất đó đồng sở hữu với bố, mẹ, và anh chị em bạn không thể tách rời để phân chia thì các bên thỏa thuận với nhau cách chia. Với trường hợp không thể tách ra để chia thì sẽ do những người đồng sở hữu còn lại còn sống tiếp tục sử dụng.