Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí

1. Báo chí là gì?

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. 

tuy phương tiện truyền tải báo chí thay đổi theo thời gian, các nghiệp vụ báo chí vẫn bao gồm: tìm hiểu thông tin, phân tích thông tin và phổ biến thông tin đến độc giả. Mở rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho các phương pháp tìm kiếm tin tức, lối viết văn trên báo chí, và các hoạt động (chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp) của báo chí. Theo thời gian, phương tiện truyền tải của thông tin đi từ nhật báo, tạp chí (trên giấy) tới đài phát thanh, đài truyền hình (trên loa đài) tới các ấn bản điện tử trên web (báo điện tử).

Trong xã hội hiện đại, báo chí là người cung cấp thông tin chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng. Tuy nhiên báo chí không phải lúc nào cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin. Truyền thông báo chí có thể mở rộng sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh. Ở một số quốc gia, báo chí bị chính phủ kiểm soát và không phải là một cơ quan hoàn toàn độc lập.

2. Cơ quan chủ quản báo chí là gì?

Cơ quan báo chí được quy định tại Điều 16 Luật báo chí 2016 như sau:

Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.

Về quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí được quy định tại Điều 15 Luật báo chí 2016, cụ thể như sau:

3. Quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí:

     Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 15, cơ quan chủ quản báo chí có những quyền hạn sau đây:

  • Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;
  • Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;
  • Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;
  • Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

4. Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí:

     Khoản 3 Điều 15 quy định cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ sau đây:

  • Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí;
  • Bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí;
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật
  • Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.

Trên đây là một số nội dung công ty ACC cung cấp về những quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí. Khách hàng cần tìm hiểu chi tiết hãy liên hệ chúng tôi.