Quyền bắt giữ người để đòi nợ

Tôi có nợ của bà H. 105 triệu đồng (cả vốn và lãi). Vì làm ăn thất bại nên sáu tháng nay tôi không thể tiếp tục trả nợ cho bà H.. Vừa rồi bà H. đến nhà tôi tuyên bố nếu một tháng nữa tôi không trả toàn bộ số tiền đang nợ thì bà sẽ bắt giữ con tôi (cháu 12 tuổi, đang đi học) để làm con tin cho đến khi nào tôi trả hết nợ. Xin hỏi nếu bà H. bắt giữ con tôi thì có vi phạm pháp luật không? (Lý Hồng Xuân – Đồng Nai)

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền hiến định của công dân. Để bảo đảm quyền này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rất rõ chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người theo những trình tự và thủ tục luật định. Về nguyên tắc, công dân không được quyền bắt giữ người khác với bất kỳ lý do nào, trừ trường hợp phạm tội quả tang. (Bắt người phạm tội quả tang là trường hợp bắt giữ người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm liền bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất – Điều 111, 112 Bộ luật tố tụng hình sự).

Trong trường hợp của bà, nếu bà H. thực hiện hành vi bắt người như một cách thức để buộc bà trả nợ là hành vi trái pháp luật, phạm vào tội “bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (Điều 157 Bộ luật hình sự). Tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, bà H. có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm.

TÌM KIẾM TIN TỨC