Trong thời buổi công nghệ hiện đại như ngày nay việc con người hàng ngày phải tiếp xúc với hóa chất, môi trường ô nhiễm và thức ăn độc hại ngày một nhiều, dẫn đến việc các cặp vợ chồng không sinh con được. Trước tình hình đó nhiều gia đình đã chọn giải pháp thụ tinh nhân tạo, xin con nuôi,… để mong có được con cái. Bên cạnh đó thì mặt trái của việc nhiều người mong muốn có con thì lại không có mà người có con thì lại muốn bỏ đi. Từ đó mà việc xin con nuôi ngày một tăng trong những năm gần đây. Hiện nay do sự nông nổi, thiếu hiểu biết của các bạn trẻ đã dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn sau khi sinh con xong không có khả năng nuôi nên đã bỏ con. Để khắc phục được tình trạng đó thì hiện nay các cô nhi viện, trung tâm bảo trợ trẻ em được xây lên ngày một nhiều để giúp cho các em nhỏ có được một mái ấm. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích việc nhận con nuôi cho những ai cần nhận con nuôi. Dưới đây là một số thông tin về thủ tục nhận con nuôi bị bỏ rơi.
Nội dung bài viết:
Nhận nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Thông thường, trẻ em được nhận nuôi thường là trẻ bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác:
Đặc biệt, Điều 7 Luật Nuôi con nuôi khẳng định, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo quy định tại Điều 15 Luật Nuôi con nuôi, khi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi phát hiện trẻ phải có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng.
Khi có người nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND này xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có người nhận thì phải lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng. Như vậy, UBND nơi trẻ em bị bỏ rơi là cơ quan có thẩm quyền xử lý việc nuôi dưỡng, chăm sóc khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi:
Về cơ bản, thủ tục nhận trẻ em bị bỏ rơi cũng phải đáp ứng các điều kiện về người nhận nuôi và trẻ em được nhận nuôi như trường hợp nhận con nuôi bình thường khác:
Điều kiện của người nhận nuôi: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt… (Điều 14 Luật Nuôi con nuôi);
Điều kiện của trẻ em được nhận nuôi: Trẻ em dưới 16 tuổi, chỉ được nhận làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng… (Điều 8 Luật Nuôi con nuôi).
Lệ phí nhận nuôi con nuôi trong nước là 400 nghìn đồng/trường hợp (theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3-2011 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi).
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Với người nhận con nuôi thì phải chuẩn bị: Đơn xin nhận con nuôi, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, phiếu lý lịch tư pháp…
Với người con nuôi: Ngoài những giấy tờ như giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe, ảnh toàn thân… thì trẻ bị bỏ rơi cần phải có Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ thì nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi.
Bước 3: Xác minh lý lịch, xem xét
Sau khi nhận được hồ sơ, UBND có thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ. Khi xét thấy có đủ điều kiện thì UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận và tổ chức giao nhận con nuôi.
Đặc biệt, trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài thì phải có văn bản xác minh và kết luận rõ ràng của Công an cấp tỉnh về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ (khoản 1 Điều 16 Nghị định 19/2011/NĐ-CP).
Nếu sau khi xác minh được thông tin về cha, mẹ đẻ thì phải liên hệ với cha mẹ đẻ để lấy ý kiến của họ trước khi xác nhận trẻ có đủ điều kiện làm con nuôi.
Khi từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi và nêu rõ lý do.
Sau khi thực hiện xong việc đăng ký nuôi con nuôi và kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con, giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi…
Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
ACC Group là công ty chuyên cung cấp thông tin về quy trình thủ tục nhận con nuôi bị bỏ rơi. Trình tự ACC thực hiện như sau:
Trên đây là một số thông tin về quy trình thủ tục nhận con nuôi bị bỏ rơi mà ACC đã cung cấp.