Quy định về thăm nuôi con sau khi ly hôn

 

Lời mở đầu:

Thời đại phát triển, hiện nay không còn những ràng buộc giống ngày xưa như không được ly hôn hay không được lấy người mới. Nhưng đối với những bậc cha mẹ việc ly hôn đồng nghĩa với phải phân chia con cái và việc thăm nuôi con phải dựa theo quy định của pháp luật. Dưới đây sẽ tư vấn về quy định về thăm nuôi con sau khi ly hôn và thủ tục ly hôn để các bạn tham khảo.

1          Ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Ngoài ra việc ly hôn có ý nghĩa quan trọng trong việc được thực hiện một mối quan hệ vợ chồng mới với người khác.

2          Quy định về thăm nuôi con sau khi ly hôn:

Luật hôn nhân gia đình quy định cụ thể về thăm nuôi con sau khi ly hôn như sau:

  • Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

+ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

  • Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

+ Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

  • Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân gia đình; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3          Dịch vụ soạn thảo hồ sơ ly hôn tại ACC Group:

ACC Group là công ty chuyên cung cấp soạn thảo hồ sơ. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

+ Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;

+ Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản đế ACC có thể soạn hồ sơ;

+ ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các hồ sơ khách hàng cung cấp;

+ Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hồ sơ và những thủ tục cần thiết để tiến hành thực hiện thủ tục;

+ Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.

Trên đây là một số thông tin về dịch vụ thực hiện soạn thảo hồ sơ tại ACC Group, nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình vui lòng liên hệ đến ACC Group.

 

TÌM KIẾM TIN TỨC