Quy định về kinh doanh ngoại hối 

Theo quy định Điều 36 Pháp lệnh về ngoại hối Số 28/2005/PL-UBTVQH11 quy định đối tượng được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối. Như vậy, kể từ năm 2005, pháp luật đã cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các công ty tài chính khác được thực hiện hoạt động ngoại hối. Theo quy định, tổ chức tín dụng được phép là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.

 Tại Điều 4 Nghị định 89/2016/ND-CP về Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ như sau:

Tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ:

Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định sau:

  • Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên;
  • Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);
  • Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép theo quy định pháp luật;
  • Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;
  • Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm.
  • Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.

Điều kiện xin cấp phép:

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng muốn được phép hoạt động ngoại hối phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
  • Thực sự có nhu cầu hoạt động ngoại hối.
  • Riêng đối với hoạt động ngoại hối ở thị trường nước ngoài, ngoài các điều kiện trên, các công ty tài chính phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Có thời gian hoạt động tối thiểu 03 năm;
  • Có mức vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng Việt Nam;
  • Tình hình tài chính lành mạnh, không vi phạm các quy định về hoạt động an toàn; kinh doanh có lãi trong 03 năm gần nhất;
  • Bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ mạnh, đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn theo luật định;
  • Có đủ trang thiết bị và điều kiện vật chất để đáp ứng các nội dung xin phép hoạt động ngoại hối;
  • Có người điều hành, nhân viên có trình độ, am hiểu các lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngoại hối;
  • Không vi phạm các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của Nhà nước.
  • Để được thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối thì tổ chức, công ty tín dụng phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước.
    Để được thực hiện hoạt động ngoại hối, công ty tài chính đã được thành lập tối thiểu là 3 năm. Ngoài ra phải đáp ứng được các điều kiện khác quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Thông tư 21/2014/TT – NHNN.
    Thời hạn thực hiện: trong vòng 40 ngày (kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ).

Trên đây là ý kiến của ACC Group về “Quy định về kinh doanh ngoại hối”. Hy vọng bài viết của ACC sẽ hữu ích cho Quý Khách. Để hiểu rõ hơn các thông tin, quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề trên, Quý khách có thể liên hệ Công ty cổ phần tư vấn doanh nghiệp ACC Group qua địa chỉ email: [email protected] hoặc Hotline: 090.992.8884 – (028) 777.00.888.