Quy định về Giải thể doanh nghiệp dự án

Luật doanh nghiệp 2014 đã có quy định chung về giải thể doanh nghiệp, tuy nhiên đối với từng loại doanh nghiệp riêng biệt sẽ chịu sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật khác liên quan. Sau đây cùng ACC GROUP tìm hiểu về giải thể doanh nghiệp dự án.

1. Căn cứ pháp luật

2. Doanh nghiệp dự án 

Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất. Mục tiêu thành lập doanh nghiệp dự án là thực hiện các dự án mà không tham gia bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác.

Một số lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp dự án đó là:

  • Giao thông vận tải
  • Nhà máy điện, đường dây tải điện
  • Hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang
  • Nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư
  • Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin
  • Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung
  • Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

3. Giải thể doanh nghiệp dự án

Thủ tục giải thể doanh nghiệp dự án sẽ bao gồm thủ tục chấm dứt dự án đầu tư và thủ tục giải thể doanh nghiệp. 

Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư sẽ được thực hiện theo quy định của luật đầu tư.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định của luật doanh nghiệp. 

a. Chấm dứt dự án đầu tư của doanh nghiệp dự án

Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư gồm:

  • Quyết định chấm dứt chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
  • Kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư, hồ sơ gồm:

  • Thông báo của nhà đầu tư;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)
  • Bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư: Điều lệ hoặc hợp đồng trong trường hợp điều lệ hoặc hợp đồng ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, Quyết định của nhà đầu tư …

Các trường hợp còn lại tại điều 48 – luật đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.

b. Giải thể doanh nghiệp dự án

Trình tự, thủ tục về giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại điều 202, 203 luật doanh nghiệp 2014.

Lưu ý:

Trường hợp doanh nghiệp đã giải thể trước khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thì sau khi chấm dứt hoạt động của dự án theo quy định nêu trên, việc thanh lý dự án thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 41 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP:

 “c) Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế”

Trên đây là những thông tin về Quy định về Giải thể doanh nghiệp dự án do ACC Group cung cấp.