Quy định về bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu mới nhất.

Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng đã được xác lập nhưng không đáp ứng điều kiện hiệu lực. ACC sẽ làm rõ quy định bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu.

1. Khái niệm Hợp đồng vô hiệu.

Theo (Khoản 1 Điều 407 BLDS 2015), hợp đồng vô hiệu (hủy bỏ, chấm dứt) dẫn đến các bên không đạt mong muốn khi tiến hành giao kết hợp đồng, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đã xác lập hợp đồng.

BLDS hiện hành quy định các trường hợp cụ thể giao dịch dân sự vô hiệu như:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 122 dẫn chiếu đến Điều 117 BLDS 2015.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội được quy định tại Điều 123.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo được quy định tại Điều 124 BLDS. Nội dung này có nghĩa các bên xác lập giao dịch tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực pháp luật.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện được quy định tại Điều 125.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn theo quy định tại Điều 126.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 127.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình theo quy định tại Điều 128.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức theo quy định tại Điều 129.

 

2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu.

Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự thì trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu thì bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Hợp đồng là một giao dịch dân sự nên khi hợp đồng vô hiệu, bên có lỗi gây thiệt hại cũng phải bồi thường cho bên kia.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:

– Thứ nhất là phải có thiệt hại xảy ra;

– Thứ hai là phải có hành vi trái pháp luật: hành vi trái pháp luật ở đây là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật;

– Thứ ba là có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: tức là thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại;

3. Cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu.

Thương lượng là phương pháp đầu tiên và hữu hiệu khi phát sinh tranh chấp. Trên thực tiễn, phần lớn các tranh chấp đều được các thương nhân ưu tiên áp dụng bởi có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ thương mại.

Giải quyết bằng Trọng tài Thương mại. Theo Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Trọng tài có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp sau theo quy định tại Điều 2 bao gồm tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 5 và Điều 18 Luật này thì điều kiện đủ là các bên phải thỏa thuận tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, không tính tới thời điểm thỏa thuận.

Cuối cùng, Tòa án vẫn có thẩm quyền giải quyết đối với các hợp đồng phát sinh từ giao dịch dân sự, kể cả hoạt động thương mại. Theo đó, một bên có quyền nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú hoặc đặt trụ sở cùng tài liệu, chứng cứ. Yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đã giao kết vô hiệu và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại phát sinh do hành vi có lỗi của bên kia.

Mong rằng những thông tin liên quan đến bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu mà ACC gửi đến qua bài viết trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phục vụ.