Quy định về bồi thường thiệt hại gián tiếp

Bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn thất vật chất do mình gây ra dù trực tiếp hay gián tiếp. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ quy định bồi thường thiệt hại gián tiếp.

1. Thiệt hại gián tiếp là gì?

Thiệt hại gián tiếp (đó là những thiệt hại dựa trên suy đoán khoa học như thương hiệu sản phẩm, hàng hoá; uy tín kinh doanh; lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng…

2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gián tiếp.

Người nào có hành vi xâm phạm tạo ra những thiệt hại dựa trên suy đoán như thương hiệu sản phẩm, hàng hoá; uy tín kinh doanh; lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng…mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại gián tiếp

Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại gián tiếp cũng như nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585:

– Nguyên tắc chung là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

Khoản 1 Điều 585 quy định “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

– Giảm mức bồi thường theo quy định luật bồi thường thiệt hại

Tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của tòa án, phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Khoản 2 Điều 585 quy định “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.”

Quy định này không quy định về việc giảm mức bồi thường là bao nhiêu. Việc giải quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại (vô ý nặng, nhẹ) Tòa án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường

Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắc và lâu dài của người gây thiệt hại là cơ sở để giảm mức bồi thường. Cần phân biệt giảm mức bồi thường với việc tạm hoãn thi hành án. Trong thi hành án, người không có khả năng kinh tế trước mắc có thể được tạm hoãn thi hành án

– Trường hợp mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì theo luật bồi thường thiệt hại bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên thỏa thuận hoặc tòa án quyết định. Tuy nhiên, mức bồi thường đã thỏa thuận và quyết định có thể bị thay đổi nếu mức bồi thường” không còn phù hợp với thực tế” Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải thay đổi mức bồi thường như người được bồi thường tăng thu nhập, phải chi phí thêm để chữa bệnh,.. Việc xem xét tăng hoặc giảm mức bồi thường do tòa án xác định theo yêu cầu của các bên

– Trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Đối với bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm

Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Trên đây là những quy định về bồi thường thiệt hại gián tiếp mà ACC muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được phục vụ.