Nếu có hành vi xâm phạm đến tinh thần của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Các quy định cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây, ACC Group sẽ làm rõ quy định luật bồi thường thiệt hại tài sản.
Nội dung bài viết:
Thiệt hại về tinh thần (tổn thất về tinht hần) được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu nhầm,…
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến loại bồi thường thiệt hại về tinh thần hay mức bồi thường là bao nhiêu nên trên thực tế, có nhiều tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề này.
Bồi thường tổn thất về tinh thần là dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do bị xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Thông thường là khoản tiền mà người bị xâm phạm hoặc người thân thích của người bị xâm phạm được hưởng theo quy định của BLDS.
Theo quy định Điều 590, 591 và 592 BLDS 2015, thiệt hại tinh thần được xác định khi phát sinh các thiệt hại:
– Do sức khỏe bị xâm phạm;
– Do tính mạng bị xâm phạm;
– Do danh dự,nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Nư vậy, khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì thiệt hại tinh thần sẽ được xác định và người bị thiệt hại được một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Về nguyên tắc, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu các bên không thỏa thuận được thì thực hiện như sau:
– Đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 591 BLDS 2015); Mức bồi thường hiện nay tăng so với mức cũ tối đa không quá 60 tháng lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện nay (áp dụng từ 01/07/2018) theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1.390.000 đồng.
– Đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 590 BLDS 2015). Mức này cao hơn so với mức cũ tối đa không quá 30 tháng lương cơ sở.
– Đối với trường hợp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015).
Đây là những quy định về mức trần bồi thường tổn thất tinh thần. Việc xác định mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm,… là rất khó nên việc xác định con số bồi thường bao nhiêu còn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.
Luật bồi thường thiệt hại tinh thần là một chế định quan trọng trong xử lý hành vi vi phạm. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn để xác định cụ thể những mức bồi thường thiệt hại, mong rằng bài viết trên đã phần nào cung cấp thông tin cần thiết đến quý khách hàng. Để được tư vấn chi tiết nhất về dịch vụ của ACC, vui lòng liên hệ trực tiếp.