Quy định luật bồi thường thiệt hại tài sản 2020.

Nếu có hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Các quy định cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây, ACC Group sẽ làm rõ quy định luật bồi thường thiệt hại tài sản.

  1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm theo luật bồi thường thiệt hại tài sản

Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

  1. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  2. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

2. Các trường hợp thuộc quy định luật bồi thường thiệt hại tài sản

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

Như vậy, thiệt hại về tài sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng tài sản ban đầu của người bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường. Thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định bao gồm các khoản sau:

– Thiệt hại trực tiếp bao gồm

+ Thiệt hại do tài sản bị mất ( tính đến tình trạng tài sản, thời giá thị trường tại thời điểm tài sản bị mất)

+ Tài sản bị hủy hoại là những tài sản không thể phục hồi chức năng ban đầu; tài sản bị hư hỏng là những chi phí hợp lí, cần thiết để phục hồi tài sản, bảo đảm tính năng sử dụng ban đầu như trước khi bị thiệt hại

+ Những chi phí phải bỏ ra bao gồm chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc khắc phục thiệt hại

– Thiệt hại gián tiếp bao gồm:

+ Lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản ( không thể khai thác tài sản trong suốt thời gian sửa chữa, khắc phục thiệt hại)

+ Những hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy ra và những chi phí cần thiết để hạn chế thiệt hại

Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp về tài sản có thể thực hiện bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Về nguyên tắc chung, các bên có thể thỏa thuận cách thức, mức độ bồi thường như sửa chữa hư hỏng, thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương. Nếu không thể bồi thường bằng hiện vật thì trị giá tài sản để bồi thường. Khi trị giá tài sản phải căn cứ vào giá trị thị trường của loại tài sản đó có tính đến khấu hao tài sản do đã sử dụng tài sản.

Quy định luật bồi thường thiệt hại tài sản đã chỉ rõ nguyên tắc và cách thức tính mức thiệt hại khi có lỗi gây ra với tài sản của người khác. Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn liên quan đến lĩnh vực trên, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Luật bồi thường thiệt hại được quy định vừa để khắc phục những hậu quả gây ra vừa đảm bảo khả năng thực hiện trong thực tiễn, mong rằng bài viết trên đã phần nào cung cấp thông tin cần thiết đến quý khách hàng. Để được tư vấn chi tiết nhất về dịch vụ của ACC, vui lòng liên hệ trực tiếp.