Quy định làm tròn thuế gía trị gia tăng 2020.

Khi viết hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ, hóa đơn VAT) thì có một thứ rất dễ khiến chúng ta mắc lỗi, đó là số tiền hàng bị lẻ và dẫn tới số tiền thuế bị lẻ, từ đó khi cộng tổng tiền sẽ bị lệch số tiền do việc làm tròn số tự động. Để các bạn dễ dàng hơn trong tính toán, công ty ACC sẽ đưa ra các quy định làm tròn thuế giá trị gia tăng qua bài viết sau.

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT từ cụm từ tiếng Anh Value Added Tax: thuế giá trị gia tăng. Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT. Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT. 

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Những lưu ý khi viết hóa đơn tính thuế giá trị gia tăng.

Thứ nhất là thời điểm lập hóa đơn. Các hóa đơn phải viết theo trình tự thời gian tăng dần, liên tục chứ không được phép lộn xộn về thời gian. Việc này được kiểm soát thông qua báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, số hóa đơn được kê khai trong mỗi kỳ (tháng, quý). Ngoài ra còn phụ thuộc vào thời điểm ghi nhận doanh thu theo hợp đồng để lập hóa đơn.

Thông tin khách hàng, người nhận hóa đơn: phải viết đúng, đầy đủ thông tin về khách hàng. Lưu ý là nếu khách hàng là cá nhân thì ghi ở mục tên khách hàng/tên người mua hàng, nếu khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp thì ghi ở mục tên đơn vị. Ngoài ra phần địa chỉ của khách hàng cần ghi đầy đủ, chi tiết cả về số nhà, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Với những tên địa chỉ dài thì chúng ta nên thử viết ra nháp trước để biết cỡ chữ lớn nhỏ đến đâu là đủ.

Số tiền: đây là phần rất quan trọng. Nếu bán hàng hóa thì cần phải ghi rõ đơn vị tính, số lượng, đơn giá và thành tiền. Tuy nhiên có 1 lưu ý là khi tính thuế thì cần đảm bảo làm tròn cho đúng. Ngoài ra trong một số dịch vụ hoặc hàng hóa đã bao gồm thuế và số tiền là 1 số tròn thì khi tính ngược trở lại số tiền trước thuế, tiền thuế thì nếu làm tròn không tốt sẽ bị lệch số tiền so với ban đầu.

Quy định làm tròn thuế giá trị gia tăng.

Việc làm tròn số tiền thuế GTGT thường có 2 dạng chính:

Dạng 1: Tính xuôi. Tức là tính tuần tự từ Số lượng * Đơn giá = Thành tiền. Từ tổng tiền tính ra Số thuế GTGT = Thành tiền * Thuế suất. Tiền sau thuế = Thành tiền + Tiền thuế GTGT. Dạng này chỉ quan tâm tới 2 yếu tố là Số lượng và đơn giá. Việc làm tròn số chỉ ảnh hưởng khi tính số tiền thuế.

Dạng 2: Tính ngược. Tức là biết trước số tiền sau thuế, từ đó tính ngược lại số tiền trước thuế và số thuế phải nộp. Dạng này thường gặp với dịch vụ hoặc một số hàng hóa được quy định cụ thể giá bán trên hợp đồng từ trước. Số lượng bán thường là 1 và đơn giá chính là số tiền trước thuế. Dạng này phải làm tròn theo phương pháp bù trừ giữa tiền trước thuế và tiền thuế.

Việc tính thuế giá trị gia tăng phải chính xác và không được để sai sót. Vì vậy đối với mọi kế toán, làm tròn số thuế là rất quan trọng là phải cẩn thận, thận trọng. Mong rằng những quy định làm tròn thuế giá trị gia tăng mà ACC gửi tới sẽ giúp quý khách hàng dễ dàng hơn trong tính toán.