Quy định hoàn thuế giá trị gia tăng

Quy định hoàn thuế giá trị gia tăng được quy định rất kỹ càng theo luật định. Bài viết dưới đây, công ty ACC sẽ làm rõ những quy định về vấn đề trên để quý khách hàng tham khảo.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì?

Thuế GTGT hay còn gọi là thuế VAT. Đây là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế GTGT tuy nhiên về bản chất người chịu thuế GTGT chính là người tiêu dùng cuối cùng.

Căn cứ theo danh sách hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 4, Điều 9, Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế GTGT được tính là 10% giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Theo chế độ luật pháp Việt Nam hiện hành có 2 phương pháp tính thuế GTGT:

– Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

– Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Một số quy định về thuế giá trị gia tăng mới nhất năm 2020

– Điều 3 Nghị định 41/2020/NĐ-CP, quy định về thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất được gia hạn. Theo đó tất cả các doanh nghiệp dù đang kê khai và nộp thuế theo tháng hay quý đều được lùi thời hạn nộp thuế GTGT 5 tháng.

– Nghị quyết số 94/2019/QH14 quy định đối tượng được xử lý nợ là đối tượng nộp thuế nợ tiền thuế, nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày 01/07/2020 và không còn khả năng nộp ngân sách thì được xử lý nợ theo quy định.

Điều kiện để đáp ứng được quy định hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC, điều kiện chung để tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được hoàn thuế bao gồm:

  • Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
  • Doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư và đã được cấp giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
  • Sở hữu con dấu theo đúng quy định của pháp luật.
  • Lập và lưu trữ đầy đủ chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.
  • Có tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Hồ sơ để đáp ứng quy định hoàn thuế GTGT

Theo quy định tại Điều 1, Khoản 17 Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13, hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

  • Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
  • Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế gồm có: Văn bản hoàn thuế theo mẫu 01/ĐNHT; Tất cả các Tờ khai thuế GTGT hàng tháng (photo); Lập Bảng kê tất cả các hóa đơn lớn hơn 20 triệu giao dịch thanh toán qua ngân hàng.

Trong trường hợp đối với dự án đầu tư, ngoài giấy đề nghị như thông thường, thì chủ đầu tư cần chuẩn bị:

  • Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo Mẫu số 02/GTGT;
  • Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo Mẫu số 01-2/GTGT.

Thủ tục được hoàn thuế GTGT 

Quy trình hoàn thuế Giá trị gia tăng được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 156/2013/TT-BTC. Bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế (đầy đủ theo thông tin tại phần 3)

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế

Qua hình thức trực tiếp hoặc online, người nộp thuế có trách nhiệm gửi hồ sơ hoàn thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế.

Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.

Quy định hoàn thuế giá trị gia tăng được rất chi tiết do đó các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ để thực hiện cho đúng. Công ty ACC chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thuế, do đó nếu có thắc mắc về quy định hoàn thuế giá trị gia tăng hay các vấn đề liên quan, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

TÌM KIẾM TIN TỨC