Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng đã ly hôn nhưng vẫn còn xảy ra tranh chấp về vấn đề cấp dưỡng con. Do một vài yếu tố tác động mà mức cấp dưỡng cho con có thể bị thay đổi để phù hợp với tình hình tài chính hiện tại. Để giải quyết được vấn đề thay đổi mức cấp dưỡng thì cần nắm rõ quy định của pháp luật về thay đổi mức cấp dưỡng cho con.
Nội dung bài viết:
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ sau khi ly hôn là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con cái do mình không trực tiếp nuôi dưỡng trong trường hợp con cái là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Nghĩa là, cha hoặc mẹ người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. (Theo Khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014).
Mức cấp dưỡng cụ thể ở đây là tiền cấp dưỡng nhằm đảm bảo cho những sinh hoạt cơ bản của con: ăn uống, học hành; con cái là con chung của cả cha và mẹ nên dù con thuộc quyền và nghĩa vụ chăm sóc của cha hoặc mẹ thì người còn lại vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con vừa để chia sẻ với người kia cũng như đảm bảo cho con cuộc sống đầy đủ và ổn định nhất.
Pháp luật không quy định cụ thể về mức cấp dưỡng là bao nhiêu nhưng tính trên thu nhập thực tế của cha/mẹ và nhu cầu thiết yếu của con, cha, mẹ thỏa thuận về mức trợ cấp cho con và Tòa án chỉ giải quyết và chỉ định mức trợ cấp khi hai bên bố mẹ không thỏa thuận được.
Mức trợ cấp sẽ thay đổi tùy vào nhu cầu thiết yếu của con, càng lớn con càng cần mức cấp dưỡng cao hơn do nhu cầu ăn uống và học hành tăng theo phù hợp với thực tế, và vì thế mức cấp dưỡng theo đó cũng tăng lên. Hoặc cha/mẹ vì lý do nào đó, thu nhập giảm sút nghiêm trọng không có khả năng duy trì hoặc nâng cao mức trợ cấp thì cha và mẹ thỏa thuận về mức trợ cấp dành cho con. Tòa án chỉ giải quyết khi hai bên có tranh chấp không thống nhất được mức trợ cấp.
Việc thay đổi mức cấp dưỡng có thể theo yêu cầu của người đang trực tiếp nuôi con hoặc người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thường thì người đang trực tiếp nuôi con sẽ yêu cầu mức cấp dưỡng từ người cấp dưỡng cao hơn và người có nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ yêu cầu cấp dưỡng thấp hơn. Dù với trường hợp nào thì cả người trực tiếp nuôi con và người có nghĩa vụ cấp dưỡng đều phải chứng minh được được trong thời gian cấp dưỡng xảy ra các khó khăn về mặt kinh tế, các vấn đề khác liên quan như sụt giảm về mặt thu nhập, là lao động chính trong gia đình cần nuôi dưỡng các thành viên khác, các khoản nợ nần hoặc gặp vấn đề về sức khỏe, bệnh tật,… mà không thể có mức cấp dưỡng cho con như thỏa thuận ban đầu
Nhìn chung, cấp dưỡng nuôi con từ người không trực tiếp nuôi con là điều cần thiết và bắt buộc vì đó vừa là trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ cũng như đem đến cho con cái cuộc sống đầy đủ, phát triển toàn diện hơn.
Chuẩn bị hồ sơ
Nếu cha mẹ không thể tự thỏa thuận được về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con thì người có yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng sẽ nộp bộ hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng được gửi tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, trừ trường hợp một bên (hoặc cả hai bên) đương sự ở nước ngoài. Có thể gửi hồ sơ bằng các phương thức sau:
Tòa án xem xét đơn khởi kiện và yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu có.
Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sau đó nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, tiếp đó Thẩm phán ra thông báo về việc thụ lý vụ án.
ACC Group là công ty chuyên cung cấp thông tin về quy định của pháp luật về thay đổi mức cấp dưỡng cho con. Trình tự ACC thực hiện như sau:
Trên đây là một số thông tin về thay đổi mức cấp dưỡng cho con mà ACC đã cung cấp.