Bồi thường thiệt hại không chỉ xảy ra trong dân sự mà trong nhiều vụ án hình sự, vấn đề này cũng được đặt ra. Để làm rõ vấn đề trên, công ty ACC sẽ làm rõ các quy định bồi thường thiệt hại trong hình sự ngay sau đây.
Nội dung bài viết:
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, có tính chất nguy hiểm cho xã hội và buộc phải xử lý hình sự.
Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, không thiếu trường hợp gây ra thiệt hại về sức khỏe, nhân phẩm, ủy tín, tài sản của người khác…. Lúc này, ngoài chịu trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, chỉ khởi tố vụ án hình sự về tội phạm khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết trong 10 trường hợp sau:
– Khoản 1 Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
– Khoản 1 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng;
Không phải mọi trường hợp bồi thường thiệt hại đều có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự, việc người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả chỉ là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Đây cũng là một trong những nguyên tắc xử lý người phạm tội nêu tại Điều 3 Bộ luật nêu trên. Theo đó, sẽ khoan hồng với người trong quá trình giải quyết vụ án mà ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
Theo quy định tại Điều 18 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (TNBTCNN) thì trong hoạt động tố tụng hình sự, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
– Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
– Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
– Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
– Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
– Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về bồi thường thiệt hại trong luật hình sự. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với ACC Group, đội ngũ giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho bạn.