Quy định bồi thường thiệt hại hợp đồng xây dựng 2020.

Luật xây dựng đã quy định các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại hợp đồng xây dựng cụ thể hơn. ACC sẽ làm rõ vấn đề này qua bài viết sau đây.

1. Hợp đồng xây dựng là gì?

Luật Xây dựng 2014 cũng định nghĩa hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự. Do vậy, hợp đồng xây dựng có thể thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2015. Cụ thể, khoản 1 Điều 138 của Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:

“Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng”.

Mặc dù không được định nghĩa cụ thể tại Luật Xây dựng 2014, hợp đồng xây dựng về lý thuyết cũng có thể là hợp đồng thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005. Về cơ bản, hợp đồng thương mại cũng là một loại hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, khác với những loại hợp đồng dân sự khác, hợp đồng thương mại có đặc trưng về chủ thể xác lập (được xác lập giữa các bên là thương nhân hoặc một trong các bên là thương nhân) và mục đích của hợp đồng (nhằm mục đích sinh lợi). Do đó, nếu một hợp đồng xây dựng cụ thể đáp ứng điều kiện về chủ thể xác lập và mục đích của hợp đồng thương mại (như đã đề cập), hợp đồng xây dựng đó có thể đồng thời là hợp đồng thương mại và chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005.

2. Quy định bồi thường thiệt hại trong xây dựng cụ thể như thế nào?

Tại Khoản 1 Điều 146 Luật xây dựng năm 2014 quy định về thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng:

“1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.”

Vấn đề phạt vi phạm hợp đồng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng xây dựng giữa hai bên có quy định về việc phạt hợp đồng khi một bên vi phạm thì bên B phải chịu khoản tiền phạt theo quy định đó. Nếu vấn đề phạt vi phạm không đặt ra trong hợp đồng thì bên B không bị phạt. Trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 146 Luật xây dựng như sau:

“3. Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:

a) Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;

b) Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.”

3. Phương thức yêu cầu bồi thường thiệt hại hợp đồng xây dựng.

Tại Khoản 8 Điều 146 Luật xây dựng quy định:

“8. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;

b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.”

Trước tiên, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Khi có tranh chấp, các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết. Khi hai bên không tự thương lượng được, hòa giải không thành thì có thể khởi kiện ra Tòa án hoặc yêu cầu trọng tài thương mại giải quyết vụ việc.

Trên đây là những quy định về bồi thường thiệt hại hợp đồng xây dựng mà ACC muốn gửi tới quý khách hảng. Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và tận tâm nhất.