Bồi thường thiệt hại hạt nhân là vấn đề đang rất được quan tâm, được quy định cụ thể trong luật. ACC sẽ làm rõ những vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
Tổ chức vận hành cơ sở hạt nhân phải có trách nhiệm hoàn toàn đối với thiệt hại hạt nhân gây ra bởi sự cố hạt nhân. Trách nhiệm của tổ chức vận hành là tuyệt đối, cả khi không có lỗi đối với thiệt hại hạt nhân phát sinh từ sự cố hạt nhân xảy ra tại cơ sở hạt nhân của tổ chức vận hành hoặc sự cố hạt nhân xảy ra có nguồn gốc phát sinh từ cơ sở hạt nhân đó; ngoài tổ chức vận hành, không có cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm đối với việc bồi thường thiệt hại hạt nhân.
Tổ chức vận hành phải mua bảo hiểm hoặc có hình thức an ninh tài chính phù hợp để đảm bảo kinh phí cho việc bồi thường thiệt hại hạt nhân khi xảy ra sự cố hạt nhân. Tổ chức vận hành có thể thực hiện trách nhiệm này thông qua việc ký kết hợp đồng với các công ty bảo hiểm, với Chính phủ hoặc với các cơ quan, tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước để có được mức an ninh tài chính theo quy định nhằm đảm bảo có đủ nguồn kinh phí để chi trả cho việc bồi thường thiệt hại hạt nhân trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân.
Trách nhiệm của tổ chức vận hành đối với thiệt hại hạt nhân cho mỗi sự cố hạt nhân tối thiểu là 5 triệu SDR và tối đa là 300 triệu SDR; Chính phủ phải đảm bảo chi trả cho mức bồi thường vượt quá giới hạn trách nhiệm của tổ chức vận hành đến mức bồi thường thực tế nếu mức bồi thường thực tế dưới 300 triệu SDR và đến 300 triệu SDR nếu mức bồi thường thực tế vượt quá 300 triệu SDR hoặc đến mức bồi thường thực tế.
Bên cạnh những quy định trên, Sổ tay Luật Hạt nhân cũng có các quy định khác về bồi thường thiệt hại hạt nhân như các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm bồi thường; Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại hạt nhân; tòa án thẩm quyền…
Theo quy định tại Điều 88 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 thì mức bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân được quy định như sau:
a) Thiệt hại đối với con người được xác định theo quy định của pháp luật về dân sự;
b) Thiệt hại đối với môi trường được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Tổng mức bồi thường thiệt hại đối với mỗi sự cố hạt nhân xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân không vượt quá một trăm năm mươi triệu SDR, đối với sự cố xảy ra tại các cơ sở hạt nhân khác và sự cố do vận chuyển vật liệu hạt nhân không vượt quá mười triệu SDR.
SDR quy định tại khoản này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định, là quyền rút vốn đặc biệt, được quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Nếu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ trực tiếp với ACC, đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, tận tâm luôn sẵn sàng phục vụ.