Quy định bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Quan hệ tiêu dùng là một loại quan hệ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán, căn cứ vào đây mà khi có tổn thất sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

 

1. Chủ thể của quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Bộ luật Dân sự 2015 đã xác định chủ thể có trách nhiệm là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, còn chủ thể được bồi thường thiệt hại là người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể trong 2 văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực này: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) năm 2010 và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007.

Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) năm 2010 quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm thương nhân theo quy định của Luật Thương mại, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh”. Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường theo luật này, bao gồm tất cả tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

Khoản 6 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất (người sản xuất), nhập khẩu (người nhập khẩu), xuất khẩu (người xuất khẩu), bán hàng, cung cấp dịch vụ (người bán hàng).

Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 10 Điều 10, khoản 13 Điều 12, khoản 12 Điều 16 và Điều 61, Điều 62. Theo đó, người sản xuất, nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của nhà sản xuất, nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 62.

2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

  1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Nguyên tắc chung của việc bồi thường thiệt hại là phải bảo đảm tính toàn bộ và kịp thời. Bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do hành vi trái pháp luật gây ra là nguyên tắc công bằng, hợp lý phù hợp với mục đích cũng như chức năng phục hồi của chế định pháp luật này. Bồi thường thiệt hại kịp thời cho người tiêu dùng tạo điều kiện cho họ khắc phục tình trạng tài sản bị thiệt hại. Việc quyết định bồi thường kịp thời có ý nghĩa to lớn đối với nạn nhân trong việc cứu chữa, hạn chế thiệt hại bởi các chi phí cho việc cứu, chữa bệnh vì có nhiều trường hợp vượt quá khả năng chi trả của bệnh nhân.

Tùy vào mức độ thiệt hại mà có những mức bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng phù hợp. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề trên. Để được phục vụ nhanh chóng và tận tâm nhất, vui lòng liên hệ trực tiếp với ACC.