Doanh nghiệp có thể được bảo lãnh hoặc đặt cọc thuế mà mình phải nộp. chúng tôi sẽ gửi đầy đủ thông tin liên quan đến các quy định bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
– Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Bước 1: Trước khi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai đề nghị được bảo lãnh/ đặt cọc cho hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo mẫu số 06A/ĐĐNBLC/TXNK.
Trường hợp bảo lãnh/ đặt cọc số tiền thuế phải nộp bằng phương thức điện tử của các ngân hàng thương mại đã ký kết, thỏa thuận phối hợp thu với Tổng cục Hải quan thì Ngân hàng bảo lãnh gửi thông tin về liên quan cho hệ thống thanh toán điện tử trên cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.
– Bước 2: Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra các điều kiện bảo lãnh, đặt cọc theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, nếu đáp ứng thì chấp nhận bảo lãnh chung cho các tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đăng ký trong khoảng thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị được bảo lãnh ghi trên Thư bảo lãnh, xác định thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh đối với từng lô hàng theo qui định và thông quan hàng hóa hoặc giải phóng hàng hóa. Trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo lãnh, Chi cục Hải quan có văn bản thông báo từ chối áp dụng bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân biết.
+ Tổ chức, cá nhân nộp Thư bảo lãnh trực tiếp tại trụ sở Chi cục Hải quan;
+ Trường hợp bảo lãnh bằng phương thức điện tử: Ngân hàng bảo lãnh gửi thông tin về thư bảo lãnh cho cơ quan hải quan qua cổng thanh toán điện tử.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Đơn đề nghị áp dụng bảo lãnh tiền thuế, tiền phạt cho hàng hóa nhập khẩu theo hình thức bảo lãnh chung (01 bản chính).
+ Thư bảo lãnh chung của tổ chức tín dụng (01 bản chính).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Thời hạn giải quyết: Trước hoặc tại thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai XNK
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân hoặc ngân hàng đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Kết quả thực hiện: Chấp nhận bảo lãnh, đặt cọc tiền thuế phải nộp và thông quan hàng hóa hoặc văn bản từ chối áp dụng.
Trên đây là những quy định bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp mà công ty ACC tổng hợp để gửi đến quý khách hàng. Nếu quý khách có thắc mắc cần giải đáp liên quan đến dịch vụ thuế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình, chu đáo nhất.