Quần thể sinh vật là gì ? Quần thể người, quần xã sinh vật

Quần thể sinh vật là một thuật ngữ trong sinh thái học và sinh học dùng để chỉ tập hợp các cá thể cùng loài sinh vật sống trong một khu vực nhất định và tương tác với nhau. Quần thể sinh vật bao gồm tất cả các cá thể cùng loài, bao gồm cả cá thể đực, cá thể cái và các giai đoạn phát triển khác nhau của loài đó.

Quần thể sinh vật có thể được tìm thấy trong các môi trường tự nhiên như rừng, hồ, sông, đại dương và cả trong các môi trường thành thị. Nó cũng có thể bao gồm các loài cây, động vật, vi khuẩn và các hình thái sống khác.

Quần thể sinh vật có tính đa dạng sinh học, tức là chứa nhiều loài khác nhau trong cùng một khu vực. Sự tương tác giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể bao gồm cạnh tranh cho nguồn tài nguyên, hợp tác trong việc tìm kiếm thức ăn hoặc bảo vệ lẫn nhau, hoặc cùng tồn tại trong một mối quan hệ cộng sinh.

Quần thể sinh vật là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu sinh thái học, vì nó giúp hiểu và nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loài và cách chúng tương tác với môi trường. Nghiên cứu quần thể sinh vật cung cấp thông tin quan trọng về sự phân bố, phân loại, số lượng và sức khỏe của các loài trong một khu vực nhất định, từ đó giúp quản lý và bảo vệ hệ sinh thái một cách hiệu quả.

– Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.

– Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều lài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.

   I. Quần thể

1. Định nghĩa

– Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.

Ví dụ: Tập hợp các con cá mè đang được nuôi trong cùng 1 ao là một quần thể. Trong đó tập hợp các cá thể cá mè, cá chép, cá rô phi trong ao đó không được tính là một quần thể.

2. Những đặc trưng cơ bản

a. Tỉ lệ giới tính

– Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.

– Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

– Tỉ lệ đực/cái quan trọng vì nó cho thấy tiền năng sinh sản của quần thể.

b. Thành phần nhóm tuổi

– Trong 1 quần thể, thông thường có 3 nhóm tuổi chính là: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.

– Để biểu diễn thành phần nhóm tuổi, người ta sử dụng các tháp tuổi. Có 3 dạng tháp tuổi như sau:

Chuyên đề Sinh học lớp 9

A: Tháp tuổi dạng phát triển

B: Tháp tuổi dạng ổn định

C: Tháp tuổi dạng giảm sút

c. Mật độ quần thể

– Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

– Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

– Mật độ quần thể là một đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì nó quyết định mức sử dụng nguồn sống trong môi trường và khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

3. Quần thể người

– Ngoài các đặc điểm sinh học như quần thể các sinh vật khác, quần thể người có những đặc trưng kinh tế – xã hội như pháp luật, kinh tế, giáo dục, …

– Tháp tuổi ở người chia thành 2 nửa: nửa bên phải biểu thị các nhóm tuổi của nữ, nửa bên trái biểu thị các nhóm tuổi của nam.

– Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. Trong thực tế, sự tăng giảm dân số còn chịu ảnh hưởng của sự di cư.

– Việc tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội như: thiếu nơi ở, thiếu lương thực, thiếu các cơ sở hạ tầng, … chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường.

– Để hạn chế ảnh hưởng xấu của sự gia tăng dân số, mỗi quốc gia cần phải có chính sách phát triển dân số hợp lí.

   II. Quần xã

1. Định nghĩa

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều lài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.

Ví dụ: quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng ngập mặn ven biển, …

2. Các đặc điểm của quần xã

Chuyên đề Sinh học lớp 9

3. Mối quan hệ giữa quần xã và ngoại cảnh

– Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng đến quần xã.

– Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.