Nội dung bài viết:
Con trai bạn và người yêu của con trai bạn đều đã 17 tuổi, không còn là trẻ vị thành niên. Pháp luật quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đó là: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.” (Khoản 1, Điều 12 Bộ Luật hình sự 2015). Điều này có nghĩa là người từ đủ 16 tuổi, họ đã phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi hành vi tội phạm của mình, không còn được coi là trẻ em, người chưa thành niên nữa. Trong trường hợp này, con trai bạn và người yêu yêu nhau, tự nguyện phát sinh quan hệ dẫn tới có thai, không hề có sự ép buộc, cưỡng ép hay đe dọa gì cả, và cũng đều đã 17 tuổi, có suy nghĩ, có khả năng tự chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình rồi. Không thuộc vào các tội hiếp dâm Điều 141- Bộ luật hình sự 2015
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Tội cưỡng dâm Điều 143- Bộ Luật hình sự 2015
“1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm….”
Tội giao cấu với trẻ em Điều 145- Bộ Luật hình sự 2015
“1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm….”
Như vậy, con trai bạn không phạm vào tội nào theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Bởi lẽ, đám cưới chỉ là một hình thức báo hỉ, thông báo cho mọi người biết việc hỉ, niềm vui của hai bạn trẻ mà thôi, nó không có ý nghĩa gì về mặt pháp lý. Pháp luật chỉ công nhận hai bạn có quan hệ vợ chồng khi tiến hành đăng ký kết hôn và có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Việc kết hôn chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện kết hôn và đủ tuổi đăng ký kết hôn. Căn cứ tại điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Như vậy, chỉ khi nào con trai bạn đủ 20 tuổi (dĩ nhiên khi đó người yêu của con trai bạn cũng 20 tuổi) thì mới được đăng ký kết hôn với nhau, đồng thời phải thỏa mãn các điều kiện khác để được kết hôn đúng quy định của pháp luật nêu trên.
Việc kết hôn phải được thực hiện đúng nguyên tắc, quy định tại điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014, đó là:
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Trong trường hợp mà hai người nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng chỉ được thừa nhận kể từ thời điểm hai bạn trẻ đăng ký kết hôn.
Quyền được học tập là quyền tự do của mỗi người, không phân biệt độ tuổi, không phụ thuộc vào người đó đã kết hôn hay chưa. Trường hợp này, nếu hai bạn sau khi kết hôn vẫn có nhu cầu muốn đi học thì hoàn toàn được đến trường để tiếp tục việc học, pháp luật không can thiệp và cấm đoán quyền được học tập của các bạn.