Pháp luật bồi thường thiệt hại về môi trường

Nếu có hành vi gây ra tác động xấu cho môi trường thì các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường theo pháp luật bồi thường thiệt hại về môi trường. Để làm rõ các vấn đề trên, công ty ACC sẽ đưa ra đầy đủ thông tin liên quan về vấn đề này qua bài viết sau.

1. Chủ thể áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại về môi trường

Điều 602 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:

“Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.”

Và Điều 164 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường:

“1. Ô nhiễm môi trường và hậu quả do ô nhiễm môi trường phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, điều tra và kết luận kịp thời.

2. Hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của tổ chức, cá nhân phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân được quy định như sau:

a) Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình;

b) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra;

c) Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”

Ô nhiễm môi trường đang gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, những hành vi gây ô nhiễm môi trường vẫn đang được áp dụng các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Đặt ra trách nhiệm bồi thường cũng nhằm bảo vệ quyền lợi những người bị ảnh hưởng bởi việc vi phạm quy định về bảo vệ môi trường gây ra.

2. Về việc xác định thiệt hại theo pháp luật bồi thường thiệt hại về môi trường.

Việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường bạn có thể tham khảo tại Điều 163 Luật bảo vệ môi trường năm 2014:

“Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm:

1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

2. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.”

3. Quy định về mức bồi thường theo pháp luật bồi thường thiệt hại về môi trường.

4. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000 đồng.

5. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề có nội dung liên quan về bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề);

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trên đây là những quy định của pháp luật bồi thường thiệt hại về môi trường mà công ty ACC Group muốn gửi đến quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có vấn đề cần tư vấn, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được phục vụ tận tình nhất.