Những trường hợp bị hạn chế cấp tín dụng.

Cấp tín dụng là một trong những hoạt động của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng, các tổ chức tín dụng có nghĩa vụ hạn chế cấp tín dụng cho nhưng đối tượng được pháp luật về các tổ chức tín dụng quy định. Sau đây cũng ACC GROUP tìm hiểu về những trường hợp bị hạn chế cấp tín dụng.

Cấp tín dụng

Khái niệm “Cấp tín dụng” được pháp luật quy định tại khoản 4- điều 14 -Luật các tổ chức tín dụng 2010 như sau: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Hiện nay có các hình thức cấp tín dụng là: Nghiệp vụ cho vay; Nghiệp vụ chiết khấu; Nghiệp vụ cho thuê tài chính; Nghiệp vụ bảo lãnh.

Giới hạn về cấp tín dụng: 

  • Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; 
  • Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

Những trường hợp bị hạn chế cấp tín dụng

Điều 127-Luật các tổ chức tín dụng đã quy định về những trường hợp hạn chế cấp tín dụng, trong đó có 6 đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng, và những hạn chế liên quan.

Tuy nhiên Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng đã có những điều chỉnh tại khoản 20-điều 1. 

Như vậy, những trường hơp hạn chế cấp tín dụng được cập nhật mới nhất như sau:

Đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:

  1. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  2. Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân.
  3. Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập.
  4. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
  5.  Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng.
  6. Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

Quy định về việc cấp và tổng mức dư nợ cấp tín dụng:

  • Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng a) b) c) d) và đ): 

Không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

  • Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng a), b), c), d), đ) e): 

Phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng.

  • Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng e): 

Một số đối tượng không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; 

Tất cả các đối tượng không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

  • Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng a) b) c) d) và đ) sẽ bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a) c) và d) phát hành.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định đối với đối tượng e) sẽ bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng e) phát hành.

Tư vấn ACC GROUP

Trên đây là những cập nhật quy định pháp luật của ACC GROUP về Những trường hợp bị hạn chế cấp tín dụng.