Hàng tạm nhập tái xuất là gì? (Cập nhật 2022)

Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đang ngày càng diễn ra sôi nổi hơn khi sự giao lưu giữa các quốc gia ngày một gần gũi. Trong đó, hàng tạm nhập tái xuất là gì là kết quả của một trong những hình thức mua bán hàng hóa quốc tế đó là tái xuất. Vậy tái xuất và hàng tái xuất được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề pháp lý này trong bài viết dưới đây thông qua những văn bản pháp luật được cập nhật mới nhất hiện hành.

Hàng tạm nhập tái xuất là gì
Hàng tạm nhập tái xuất là gì

1. Khái niệm hàng tạm nhập tái xuất là gì?

Định nghĩa về hàng tạm nhập tái xuất là gì được hiểu là hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất – mua bán hàng hóa quốc tế. Trong đó:

– Tại Khoản 1, Điều 29, Luật Thương mại năm 2005 giải thích: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

– Như vậy, cụm từ hàng tạm nhập tái xuất là để chỉ những hàng hóa được giao dịch thông qua hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là tạm nhập, tái xuất.

2. Quyền kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13, Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền kinh doanh những hàng hóa hàng tạm nhập tái xuất của thương nhân Việt Nam như sau:

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện

– Những hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện đặt ra những quy định đối với thương nhân gồm:

+ Tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

+ Tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

– Điều kiện thương nhân cần đáp ứng:

+ Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp

+ Không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa

+ Không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa

Nguyên tắc kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất

– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam.

– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.

– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

– Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối.

3. Quy định về điều tiết hàng tạm nhập tái xuất 

Vì là hình thức mua bán hàng hóa quốc tế nên Nhà nước luôn quan tâm đến việc quản lý điều tiết hàng tạm nhập tái xuất là gì khi hàng hóa bị ách tắc, với những quy định như sau:

– Khi hàng hóa bị ách tắc trong địa bàn của mình quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các hoạt động sau:

+ Lên phương án thực hiện biện pháp giải tỏa

+ Điều tiết trên địa bàn 

+ Phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập 

– Trường hợp tình trạng ách tắc hàng hóa tạm nhập, tái xuất vẫn chưa được giải tỏa, khi đó, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện việc điều tiết bằng các biện pháp sau:

+ Có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa tạm nhập, tái xuất về Việt Nam.

+ Tạm dừng cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa vi pham.

Trên đây là những kiến thức pháp lý về hàng tạm nhập tái xuất là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích từ những quy định hiện hành. Hy vọng rằng những nội dung này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hình thức hàng hóa này. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những vướng mắc nào khác trong bất kỳ lĩnh vực pháp lý nào để được tư vấn nhiều hơn hoặc sử dụng dịch vụ pháp lý uy tín từ chúng tôi.