Góp vốn là gì? Đây là một trong những hình thức được nhiều người quan tâm khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Theo đó, pháp luật cũng có những quy định về hình thức này. Nhằm giải đáp khái niệm góp vốn là gì, tài sản góp vốn được quy định như thế nào,… hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi.
Căn cứ tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm:
Góp vốn được hiểu là hành vi chuyển giao tài sản hay đưa tài sản vào sử dụng trong hoạt động kinh doanh để đổi lấy quyền lợi từ công ty, theo đó, người góp vốn không nhận được bất kỳ một khoản tiền nào từ việc chuyển giao vốn vào công ty nhưng nhận được giá trị khác là quyền lợi trong công ty.
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tài sản góp vốn không phải là những tài sản sau đây (Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng) thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo một trong hai cách sau đây:
Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Tương tự như trên, tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động cũng sẽ dựa trên một trong hai cách để định giá:
Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty như sau:
Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
Riêng đối với tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Câu trả lời 1: Góp vốn mang lại lợi ích cho nhà đầu tư bằng cách tạo ra cơ hội để sinh lời và tăng giá trị đầu tư. Ngoài ra, góp vốn cũng giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần vào sự thịnh vượng của cộng đồng.
Câu trả lời 2: Góp vốn đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh vì nó cung cấp nguồn tài chính cần thiết để mở rộng hoạt động, đầu tư vào các dự án mới và giải quyết các vấn đề tài chính khác.
Câu trả lời 3: Các hình thức góp vốn phổ biến bao gồm góp vốn cổ phần, góp vốn vay, góp vốn chứng khoán và góp vốn từ các nhà đầu tư áng-ten (angel investors) hoặc các quỹ đầu tư (venture capital funds).
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về góp vốn là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.