Nội dung bài viết:
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.
Giành lại quyền nuôi con, hay khởi kiện đòi quyền nuôi con sau ly hôn là quyền của một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con khi quan hệ vợ chồng chấm dứt. Tranh chấp về quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng.
Người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm các chủ thể được quy định tại (khoản 1 và khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014), cụ thể là:
Trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận về quyền nuôi con thì điều kiện để đòi lại quyền nuôi con khi nhờ sự can thiệp của Tòa án là:
Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định tại (Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Thủ tục thực hiện như sau:
Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại (Điều 203 BLTTDS 2015).
Quyền và nghĩa vụ của người đòi lại quyền nuôi con sẽ phát sinh kể từ khi bản án/quyết định của Tòa không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN Kính gửi: Tòa án nhân dân quận (huyện)………………………………………………………(1) Tên tôi là:……………………………………………………(2) Sinh năm:………………………….(3) Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………………………..(4) Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………(5) Tạm trú:…………………………………………………………………………………………………….(6) Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………………………….(7) Tại bản án, quyết định:………………………………………………………………………………..(8) ngày…tháng…năm…………(9) của Tòa án nhân dân…………………………………………(10) Về phần con chung:……………………………………………………………………………………(11) Hiện con chung đang ở với anh (chị)………………………………….(12) là trực tiếp nuôi dưỡng. Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………..(13) Tạm trú:……………………………………………………………………………………………………(14) Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………………………..(15) Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:………………………………………………………………… (16) Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là: ……………….(17) ………, ngày…tháng….năm…. NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) |
(1) Tòa án nhân dân nộp Đơn xin thay đổi người nuôi con sau ly hôn
(2) (3) (4) (7) Điền chính xác thông tin cá nhân của người nộp đơn
(5) Phần hộ khẩu thường trú ghi đúng như trong hộ khẩu
(6) Ghi rõ: số nhà, ngõ, đường, phường, thành phố
(8) Bản án ly hôn hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của cha mẹ trẻ
(9) Ngày, tháng, năm Tòa án công nhận ly hôn
(10) Tòa án nhân dân xét xử vụ án ly hôn
(11) Ghi chính xác nội dung Con chung trong bản án hoặc Quyết định công nhận ly hôn của Tòa án
(12) Ghi thông tin người đang trực tiếp nuôi dưỡng trẻ
(13) (14) (15) Ghi chính xác thông tin cá nhân của người đang trực tiếp nuôi dưỡng trẻ
(16) Ghi lý do muốn được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Phần này cần viết chính xác, thuyết phục.
(17) Tên con.
ACC Group là công ty chuyên cung cấp Thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con. Trình tự ACC thực hiện như sau:
Trên đây là một số thông tin về Thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con do ACC cung cấp. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình cùng con cái, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.