Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng

Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng

– Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

+  Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

+ Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

+ Có đèn chiếu sáng;

+ Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

+ Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;

+ Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.

– Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

– Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.

– Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

– Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp, thu hồi đăng ký, biển số; quy định danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số và kiểm định xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông

– Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.

– Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:

+ Đăng ký xe;

+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận xe máy chuyên dùng

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký xe máy chuyên dùng lần đầu bao gồm:

– Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu số 2 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về xe máy chuyên dùng;

– Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về xe máy chuyên dùng;

– Bản chính giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về xe máy chuyên dùng.

Bước 2: nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ

– Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT và nộp trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải nơi chủ sở hữu có trụ sở chính hoặc nơi đăng ký thường trú.

– Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra nội dung hồ sơ và thông báo cho chủ sở hữu trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Giao thông vận tải hướng dẫn chủ sở hữu bổ sung, hoàn thiện lại;

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ theo quy định thì Sở Giao thông vận tải có Giấy hẹn kiểm tra theo mẫu số 5 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT. Thời gian kiểm tra xe máy chuyên dùng không quá 05 ngày kể từ ngày viết giấy hẹn.

Lưu ý: Đối với trường hợp xe máy chuyên dùng đang hoạt động, tập kết ngoài địa phương cấp đăng ký thì Sở Giao thông vận tải nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải nơi có xe máy chuyên dùng đang hoạt động, tập kết kiểm tra xe máy chuyên dùng, thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

– Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra xe máy chuyên dùng theo thời gian và địa điểm ghi trong giấy hẹn, việc kiểm tra xe máy chuyên dùng phải lập thành Biên bản kiểm tra xe máy chuyên dùng theo mẫu số 6 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra hoặc nhận được kết quả kiểm tra đối với trường hợp xe máy chuyên dùng đang hoạt động, tập kết ngoài địa phương cấp đăng ký: trường hợp kết quả kiểm tra các hạng mục trong Biên bản đạt yêu cầu, Sở Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số cho chủ sở hữu xe máy chuyên dùng và vào sổ quản lý đăng ký xe máy chuyên dùng; trường hợp kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo cho chủ phương tiện và nêu rõ lý do.

– Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn xe máy chuyên dùng quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT được tính từ ngày cấp đăng ký đến hết thời hạn của Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ ACC

ACC Group là công ty chuyên cung Điều kiện và Thủ tục cấp giấy chứng nhận xe máy chuyên dùng. Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm vì vậy ACC luôn cung cấp dịch vụ cho quý khách một cách nhanh chóng, chính xác.

– Trình tự ACC thực hiện như sau:

– Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ

thể;

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;

– ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;

– Tư vấn cho khách hàng nhưng điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;

– Bàn giao kết quả.

– Trên đây là một số thông tin Thủ tục cấp giấy chứng nhận xe máy chuyên dùng. Để hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên