Dịch vụ xin giấy phép bán hàng đa cấp

Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trực tiếp trong đó hàng hóa được bán từ cá nhân đến cá nhân, không thông qua địa điểm bán lẻ cố định mà thông qua mạng lưới người tham gia độc lập gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Thời gian gần đây, chúng ta đã không còn xa lạ với phương thức bán hàng này. Để có thể bán hàng đa cấp thì bạn cần thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật. Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Điều kiện hoạt động

Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp căn cứ nghị định Số: 40/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018.

‘’1. Tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

b) Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên;

c) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấptheo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này;

d) Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định này;

đ) Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này;

e) Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;

g) Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

2. Doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 9 Nghị định này và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đó’’.

Điều kiện về chủ thể

Chủ thể được phép tiến hành hoạt động kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp chỉ là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, để kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp, trước hết nhà đấu tư phải thành lập doanh nghiệp, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào là quyền tự do kinh oanh của nhà đầu tư.

Điều kiền về ký quỹ

‘’Điều 50. Tiền ký quỹ

  1. Tiền ký quỹ là khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và Nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định này.
  2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mở tài khoản ký quỹ và ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng) tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
  3. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có trách nhiệm phối hợp trong việc xác nhận các nội dung liên quan đến văn bản xác nhận ký quỹ khi Bộ Công Thương có yêu cầu.
  4. Trường hợp có thay đổi thông tin trên văn bản xác nhận ký quỹ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ với ngân hàng.
  5. Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định này.
  6. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ chịu trách nhiệm quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  7. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng và được phép rút tiền lãi từ khoản tiền ký quỹ.’’

Về dịch vụ xin giấy phép bán hàng đa cấp

Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện các thủ tục hoặc thuê dịch vụ từ những công ty khác tùy theo nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp.

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo mẫu của Thông tư số 24/2014/TT – BTC;
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Văn bản xác nhận một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ;
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện;
  • Danh sách và lý lịch của những người đứng đầu doanh nghiệp;
  • Chương trình bán hàng có các nội dung về cách thức trả lương; hợp đồng mẫu mà doanh nghiệp sẽ ký với người tham gia và mọi thảo thuận khác quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia; thông tin tiêu chuẩn chất lượng hoặc chứng chỉ chất lượng (nếu có), giá cả, công dụng và cách thức sử dụng hàng hóa được bán; quy định liên quan đến bảo hành, trả lại, mua bán hàng hóa được bán;
  • Tài liệu chứng minh vốn pháp định: xác nhận của tổ chức tín dụng về số tiền trong tài khoản của doanh nghiệp, kết quả kiểm toán, …
  •  Số bộ hồ sơ: 01 bộ

Nộp hồ sơ:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Văn phòng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương. Kèm theo bản điện tử định dạng “.doc” và “.xls”.

Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiến hành thẩm định.

Thẩm định hồ sơ:

Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo cho doanh nghiệp nộp phí thẩm định. Bộ Công Thương trả lại hồ sơ nếu doanh nghiệp không nộp phí thẩm định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo. Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí thẩm định.

Phí thẩm định: 5.000.000 đồng/lần thẩm định.

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp:

Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị doanh nghiệp bổ sung trong thời hạn 30 ngày. Thời hạn thẩm định hồ sơ sửa đổi, bổ sung là 15 ngày làm việc. Kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung.

Trường hợp doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung đúng thời hạn hoặc hồ sơ của doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng trả lại hồ sơ.

Trách nhiệm của Bộ Công thương

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương. Sau đó thông báo cho ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ. Và cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp kèm theo bản sao các tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp và danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp cho các Sở Công Thương trên toàn quốc.

Trên đây là những chia sẻ của ACC về dịch vụ xin giấy phép bán hàng đa cấp. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này. ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!