1. Quy định về chứng minh thư nhân dân.
Theo Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP, theo đó, Chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân do Công an có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam khi đạt đến độ tuổi mà luật quy định:
“Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này”.
Như vậy, việc làm chứng minh thư nhân dân là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân đã đủ tuổi và tại mặt trước của CMND sẽ có ghi rõ những thông tin về nhân thân cũng như đặc điểm nhận diện riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam được thuận tiện nhất. Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp gần nhất.
2. Đặc điểm của chứng minh thư nhân dân.
Thẻ CMND của công dân Việt Nam có các đặc điểm sau:
* Đối với chứng minh nhân dân 9 số:
– Mặt trước:
+ Bên trái từ trên xuống là hình Quốc huy Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 1,9cm; ảnh của người được cấp CMND cỡ 3 x 4 cm; thời hạn giá trị sử dụng CMND.
+ Bên phải từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ tên khai sinh; giới tính; tên thường gọi; sinh ngày, tháng, năm; nguyên quán; nơi thường trú.
– Mặt sau :
+ Bên trái: Có 02 ô, ô trên vân tay ngón trỏ trái, ô dưới vân tay ngón trỏ phải.
+ Bên phải từ trên xuống: Họ tên bố; họ tên mẹ; đặc điểm nhận dạng; ngày, tháng, năm cấp; chức danh người cấp ký tên và đóng dấu.
* Đối với căn cước công dân 12 số
– Hình dạng: Hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, 2 mặt in hoa văn màu xanh nhạt, được ép nhựa trong.
– Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
– Mặt trước:
+ Bên trái gồm hình Quốc huy đường kính 14 mm; ảnh cỡ 20×30 mm của người được cấp CMND; thời hạn của CMND (có giá trị đến ngày…tháng…năm…).
+ Bên phải: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chữ “GIẤY CHỨNG MINH NHÂN DÂN” (in hoa, màu đỏ), số CMND, họ và tên khai sinh, ngày sinh, giới tính, nguyên quán, nơi thường trú… của người được cấp chứng minh nhân dân.
– Mặt sau:
Trên cùng là thông tin về dân tộc và tôn giáo.
Bên trái gồm 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải.
Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
Khác với căn cước công dân gắn chíp, Thẻ CCCD gắn chip có mức độ bảo mật cao và được tích hợp công nghệ đặc biệt, áp dụng sinh trắc học để quản lý khiến cho việc giả mạo giấy tờ rất khó. Ngoài 1 con chip điện tử, thẻ còn kết hợp mã QR code để thuận lợi trong việc kiểm tra kiểm soát thông tin.
Mã QR Code được in ở mặt trước, phía góc phải trên cùng của thẻ căn cước công dân gắn chíp, lưu thông tin về số thẻ căn cước công dân, mã hóa toàn bộ các thông tin của người dân như: Họ tên, năm sinh, địa chỉ và ngày cấp căn cước công dân.
Với mã QR Code , bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng điện thoại thông minh đều có thể quét được các thông tin như số chứng minh thư cũ, họ tên của người được cấp, do vậy công dân không cần xin giấy xác nhận số chứng minh thư cũ khi thực hiện những thủ tục hành chính có liên quan.
3. Số chứng minh thư nhân dân là gì?
Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một số chứng minh nhân, số chứng minh nhân dân gồm 9 số hoặc 12 số tự nhiên nằm ở phần mặt trước chứng minh nhân dân, do Bộ Công an cấp và quản lý thông nhất trên toàn quốc. Dãy 12 số trên chứng minh nhân dân cũng chứa một số thông tin sau: 3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh, 1 chữ số tiếp theo là mã giới tính công dân, 2 chữ số tiếp theo là mã năm sinh thể hiện 2 số cuối năm sinh của công dân, 6 chữ số cuối là dãy số ngẫu nhiên.
Số chứng minh nhân dân được sử dụng để ghi vào một số loại giấy tờ khác nhau của công dân như sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận kết hôn, hợp đồng mua, bán.; hợp đồng cho thuê…
Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất chứng minh nhân dân thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số ghi trên chứng minh nhân dân vẫn giữ đúng theo số ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.
Tuy nhiên, đối với trường hợp đổi chứng minh nhân dân vì có sự thay đổi nơi đăng ký thường trú từ tỉnh, thành phố này sang một tỉnh, thành phố khác sẽ có 02 số đầu của chứng minh là mã tỉnh, thành phố nơi cấp nên số chứng minh nhân dân sẽ thay đổi theo vì dãy số trên chứng minh nhân dân thể hiện tỉnh, thành phố nên việc đổi tỉnh, thành phố khác thì dãy số trên đó cũng phải đổi theo
Đồng thời, khi đổi chứng minh nhân dân từ 9 số sang 12 số thì số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân sẽ được thay bằng số mới có 12 số (Đổi từ chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân sẽ vẫn giữ nguyên số cũ).
Như vậy, số chứng minh nhân dân thay đổi khi có sự thay đổi theo các trường hợp sau:
– Cấp đổi chứng minh nhân dân 9 số (sang chứng minh nhân dân 9 số mới) do nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cấp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang chứng minh nhân dân 12 số;
– Cấp đổi từ chứng minh 9 số sang thẻ Căn cước công dân.
Theo quy định hiện hành, căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin. Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:
– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA). Sau 15 năm kể từ ngày cấp, CMND sẽ hết giá trị sử dụng. Các giao dịch, thủ tục sử dụng CMND hết hạn sẽ cũng không được pháp luật công nhận.
– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được: Ví dụ chứng minh thư nhân dân bị trầy xước, rách, tẩy xoám thêm, bớt, cắt, ghép nội dung không hợp lệ, không xác định được nội dung.
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
– Bị mất Chứng minh nhân dân.
Theo Bộ Công an, chíp được gắn trên thẻ căn cước công dân là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ căn cước công dân với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số; không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Như vậy, việc đổi chứng minh thư nhân dân sang căn cước công dân gắn chíp là không bắt buộc, chỉ khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì công dân mới thực hiện đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chíp.
4. Thủ tục đổi CMND sang CCCD gắn chip
Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, trình tự, thủ tục đổi CMND sang CCCD gắn chip thực hiện như sau
Đầu tiên, Người dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Với hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
– Bản chính sổ hộ khẩu thường trú
– Đơn đề nghị cấp theo mẫu CM3 Quyết định 998/2001/QĐ-BCA(C11)
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận đề nghị, thực hiện các bước lấy vân tay nêu trên tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân.
Bước 3: Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD.
Cán bộ cơ quan quản lý CCCD thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, thu lệ phí cấp thẻ theo quy định.
Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân
Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.
Về Lệ phí thực hiện: Theo khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân, người dân được miễn phí khi đổi từ CMND sang CCCD gắn chip, đối với Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000 đồng/thẻ, công dân sẽ phải mất phí bưu điện để gửi đến địa chỉ nhà.
Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết thủ tục đổi từ CMND sang CCCD gắn chip tối đa là 08 ngày làm việc (theo Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA). Nhưng trên thực tế có thể 1 tháng công dân mới nhận được căn cước công dân
5. Mã các tỉnh, thành phố sử dụng trên thẻ Căn cước công dân.
Mã 63 tỉnh, thành phố sử dụng trên thẻ Căn cước công dân:
STT | Tên đơn vị hành chính | Mã |
1 | Hà Nội | 001 |
2 | Hà Giang | 002 |
3 | Cao Bằng | 004 |
4 | Bắc Kạn | 006 |
5 | Tuyên Quang | 008 |
6 | Lào Cai | 010 |
7 | Điện Biên | 011 |
8 | Lai Châu | 012 |
9 | Sơn La | 014 |
10 | Yên Bái | 015 |
11 | Hòa Bình | 017 |
12 | Thái Nguyên | 019 |
13 | Lạng Sơn | 020 |
14 | Quảng Ninh | 022 |
15 | Bắc Giang | 024 |
16 | Phú Thọ | 025 |
17 | Vĩnh Phúc | 026 |
18 | Bắc Ninh | 027 |
19 | Hải Dương | 030 |
20 | Hải Phòng | 031 |
21 | Hưng Yên | 033 |
22 | Thái Bình | 034 |
23 | Hà Nam | 035 |
24 | Nam Định | 036 |
25 | Ninh Bình | 037 |
26 | Thanh Hóa | 038 |
27 | Nghệ An | 040 |
28 | Hà Tĩnh | 042 |
29 | Quảng Bình | 044 |
30 | Quảng Trị | 045 |
31 | Thừa Thiên Huế | 046 |
32 | Đà Nẵng | 048 |
33 | Quảng Nam | 049 |
34 | Quảng Ngãi | 051 |
35 | Bình Định | 052 |
36 | Phú Yên | 054 |
37 | Khánh Hòa | 056 |
38 | Ninh Thuận | 058 |
39 | Bình Thuận | 060 |
40 | Kon Tum | 062 |
41 | Gia Lai | 064 |
42 | Đắk Lắk | 066 |
43 | Đắk Nông | 067 |
44 | Lâm Đồng | 068 |
45 | Bình Phước | 070 |
46 | Tây Ninh | 072 |
47 | Bình Dương | 074 |
48 | Đồng Nai | 075 |
49 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 077 |
50 | Hồ Chí Minh | 079 |
51 | Long An | 080 |
52 | Tiền Giang | 082 |
53 | Bến Tre | 083 |
54 | Trà Vinh | 084 |
55 | Vĩnh Long | 086 |
56 | Đồng Tháp | 087 |
57 | An Giang | 089 |
58 | Kiên Giang | 091 |
59 | Cần Thơ | 092 |
60 | Hậu Giang | 093 |
61 | Sóc Trăng | 094 |
62 | Bạc Liêu | 095 |
63 | Cà Mau | 096 |
6. Xử phạt vi phạm liên quan đến chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân.
Các hành vi bị xử phạt mọi người cần lưu ý có thể kể đến như:
Thứ nhất, Không đổi CCCD đúng hạn theo quy định:
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Không xuất trình CMND, thẻ CCCD khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD (Luật Căn cước công dân quy định phải đổi thẻ CCCD khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi).
So với quy định cũ theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Thứ hai, Làm hỏng thẻ CCCD
Căn cứ tại Điểm c, Khoản 2, Điều 10, Nghị định 144/2021 người nào có hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng CMND, thẻ CCCD thì bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.
Thứ ba, Dùng căn cước giả hoặc làm giả CCCD
Điểm a, b, Khoản 4, Điều 10 Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 4-6 triệu khi thực hiện một trong những hành vi sau:
– Làm giả CMND, thẻ CCCD nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Sử dụng CMND, thẻ CCCD giả.
Quy định tại Nghị định trước đây chỉ phạt từ 2-4 triệu đồng.
Thứ tư, Mua, bán, cầm cố thẻ CCCD
Căn cứ tại, Điểm c, d, Khoản 4, Điều 10 Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với người nào thực hiện các hành vi sau:
– Cầm cố, nhận cầm cố CMND, thẻ CCCD.
– Mua, bán CMND, thẻ CCCD.
Thứ năm, Dùng CCCD của người khác, tẩy xoá CCCD
Căn cứ tại điểm a, b, Khoản 2, Điều 10, Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người nào thực thiện các hành vi như:
– Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của CMND, thẻ CCCD.
– Mức phạt này cũng áp dụng cho các hành vi khác như chiếm đoạt, sử dụng, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND.
Thứ sáu, Giả hồ sơ, khai sai thông tin khi cấp CCCD
Khoản 3, Điều 10, Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với người nào thực hiện một trong những hành vi sau:
– Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp CMND, thẻ CCCD.
– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp CMND, thẻ CCCD.