Nội dung bài viết:
Để xác định chính xác có yếu tố chiếm đoạt hay không cần nắm vững một số điểm cơ bản về vấn đề này.
Trong các tài liệu pháp lý, chiếm đoạt được hiểu là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản, quyền tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ thể (nhà nước, tập thể hoặc cá nhân) thành tài sản của mình. Các đặc điểm pháp lý của hành vi chiếm đoạt tài sản bao gồm:
Về mặt khách quan, hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu đối với tài sản là: không thực hiện việc hoàn trả tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu tài sản trái pháp luật, chủ sở hữu bị mất vĩnh viễn quyền hợp pháp của mình đối với tài sản, một bên tham gia hợp đồng đã chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người khác như của mình.
Đối tượng chiếm đoạt là tài sản và quyền tài sản. trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, tài sản bị chiếm đoạt có thể là vốn dưới hình thức tiền tệ ( tiền VN đồng hoặc ngoại tệ), trong một số trường hợp có thể là quyền tài sản: các công cụ thanh toán ( ngân phiếu thanh toán, séc hoặc các giấy tờ có giá bằng tiền). Các tài sản, quyền tài sản này phải có thực, thuộc sở hữu của người bị chiếm đoạt và chủ sở hữu không từ chối quyền sở hữu đối với tài sản.
Về mặt chủ quan, lỗi của người thực hiện hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp và mục đích tư lợi.
Chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là mục đích của nhiều tội khác nhau. Căn cứ theo tính chất của hành vi phạm tội, mức độ thiệt hại do hành vi gây ra, người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự:
– Nếu hành vi của anh hàng xóm của bạn là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản thì hành vi này cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
– Nếu hành vi của anh hàng xóm của bạn là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì hành vi này cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 Bộ luật hình sự.
– Nếu hành vi của anh hàng xóm của bạn là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì hành vi này cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 175 Bộ luật hình sự.
– Nếu anh hàng xóm nhà bạn là người có chức vụ, quyền hạn tại nơi làm việc của anh ta, và anh ta có trách nhiệm quản lý tài sản của công ty hay cơ quan của anh ta nhưng đã dùng thủ đoạn chiếm đoạt số tài sản đó. Cụ thể là số tiền 70 triệu đồng thì hành vi này sẽ cấu thành tội tham ô tài sản theo điều 353 Bộ luật hình sự
Như vậy tùy vào tính chất cũng như mức độ của hành vi anh hàng xóm nhà bạn sẽ bị xử theo các tội tương ứng.