Theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng gồm nhiều loại hình như ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tín dụng vi mô, quy tín dụng nhân dân. Trên thực tế, đã xảy ra tình trạng tổ chức tín dụng vỡ nợ, lâm vào tình trạng phá sản. Sau đây ACC GROUP cập nhật quy định về phá sản tổ chức tín dụng 2020
Nội dung bài viết:
Điều 4 – Nghị định 05/2010/NĐ-CP đã quy định về việc phá sản tổ chức tín dụng như sau:
(Nghị định 05/2010/NĐ-CP quy định về việc áp dụng Luật phá sản đối với tổ chức tín dụng)
“Tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.”
Trong đó:
Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản không áp dụng hoặc văn bản chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt, những người sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp không nộp đơn thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.
Thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Bước 1: Chủ thể có quyền hoặc có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định đối với tổ chức tín dụng Việt Nam và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài. Khi nộp đơn yêu cầu, chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Lưu ý: Người nộp đơn là người lao động làm việc trong tổ chức tín dụng không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Bước 2: Tòa án hoặc là ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu có đủ điều kiện; hoặc là ra quyết định trả lại đơn yêu cầu
Tòa án ra quyết định trả lại đơn trong các trường hợp: Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng; Người nộp đơn không có quyền nộp đơn; Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó; có sự gian dối trong yêu cầu mở thủ tục phá sản; Tổ chức tín dụng chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản.
Người làm đơn có quyền khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định
Bước 3: Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Điều kiện để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản:
Bước 4: Thông báo mở thủ tục phá sản cho các chủ thể có liên quan trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định;
Bước 5: Kiểm kê tài sản của tổ chức tín dụng, lập danh sách chủ nợ
Bươc 6: Tòa án tuyên bổ tổ chức tín dụng phá sản
Bước 7: Hoản trả các khoản vay đặc biệt
Bước 8: Thanh toán theo thứ tự thanh toán, phân chia tài sản.
Trên đây là những cập nhật quy định về phá sản tổ chức tín dụng của ACC Group.